Danh mục

Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về an toàn thực phẩm hải sản của người làm việc tại các cơ sở thu mua hải sản và chợ cá ở Khánh Hòa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 497.09 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để quản lý an toàn thực phẩm hải sản trong chuỗi cung ứng hải sản thì việc hiểu biết tốt hơn về kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với an toàn thực phẩm (ATTP) hải sản của người làm việc tại các mắt xích trong chuỗi cu ng ứng hải sản là hết sức cần thiết. Trong nghiên cứu này, 384 đối tượng làm việc tại các cơ sở thu mua hải sản và chợ cá đã được phỏng vấn bằng phương pháp trực tiếp có sử dụng bảng câu hỏi thiết kế sẵn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về an toàn thực phẩm hải sản của người làm việc tại các cơ sở thu mua hải sản và chợ cá ở Khánh Hòa Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM HẢI SẢN CỦA NGƯỜI LÀM VIỆC TẠI CÁC CƠ SỞ THU MUA HẢI SẢN VÀ CHỢ CÁ Ở KHÁNH HÒA ASSESSING THE KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICES OF WORKER ON SEAFOOD SAFETY AT SEAFOOD ESTABLISHMENTS AND FISH MARKET IN KHANH HOA PROVINCE Nguyễn Thuần Anh1, Nguyễn Thị Lộc2 Ngày nhận bài: 27/4/2015; Ngày phản biện thông qua: 15/12/2015; Ngày duyệt đăng: 15/3/2016 TÓM TẮT: Để quản lý an toàn thực phẩm hải sản trong chuỗi cung ứng hải sản thì việc hiểu biết tốt hơn về kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với an toàn thực phẩm (ATTP) hải sản của người làm việc tại các mắt xích trong chuỗi cung ứng hải sản là hết sức cần thiết. Trong nghiên cứu này, 384 đối tượng làm việc tại các cơ sở thu mua hải sản và chợ cá đã được phỏng vấn bằng phương pháp trực tiếp có sử dụng bảng câu hỏi thiết kế sẵn. Kết quả điều tra cho thấy: tỷ lệ nam, nữ lao động tại các cơ sở thu mua hải sản xấp xỉ bằng nhau (nam: 51,8% và nữ: 48,2%),nhưng ở chợ cá thì đa phần là nữ (96,2%), chủ yếu ở độ tuổi lao động (18-40 tuổi). Ở cơ sở thu mua (CSTM) tỷ lệ người làm việc 1-5 năm là cao nhất (47,6%), ở chợ những người làm việc trên 5 năm lại chiếm tỷ lệ cao nhất (61,5%). Trình độ học vấn của các đối tượng chủ yếu là tiểu học và trung học cơ sở. Nguồn thông tin về an toàn thực phẩm được các đối tượng tiếp cận nhiều nhất và hiệu quả nhất là tivi. Trên 75% đối tượng đạt yêu cầu kiến thức và thực hành về ATTP, và 42,2% đối tượng đạt yêu cầu thái độ đối với vấn đề ATTP. Có mối liên quan thuận chiều giữa điểm số về kiến thức, thái độ và thực hành an toàn thực phẩm hải sản. Những người có điểm kiến thức cao thì có điểm thái độ và thực hành cao (p 50% điểm tối đa) Số đối tượng % Kiến thức về ATTP hải sản 301 78.4 Thái độ đối với vấn đề ATTP hải sản 162 42.2 Thực hành ATTP hải sản 333 86.7 Kết quả ở bảng 4 cho thấy tỷ lệ đối tượng có thái độ, kiến thức và thực hành ATTP đạt yêu cầu lần lượt là 42,2% , 78,4% và 86,7%. Đa số người làm việc tiếp xúc với hải sản cho biết họ có biết một số quy định liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm và buộc thực hiện theo qui định nhưng không thấy tự nguyện và thoải mái khi thực hiện (thái độ đối với vấn đề ATTP còn mang tính đối phó). Vì vậy cần nâng cao ý thức và thái độ thực hiện đúng các qui định liên quan đến ATTP hải sản. Kết quả phân tích tương quan cho thấy giữa điểm số kiến thức, thái độ và thực hành về an toàn thực phẩm hải sản của người làm việc tại các cơ sở thu mua hải sản và chợ cá ở Khánh Hòa là có tương quan có ý nghĩa thống kê (p

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: