Danh mục

Đánh giá kiến thức về sơ cứu tai nạn bỏng của một số nhóm công nhân làm việc trong điều kiện có nguy cơ cháy nổ cao

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 401.40 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá kiến thức của nhóm nguy cơ cao đối với sơ cấp cứu tai nạn bỏng. Bài viết điều tra cắt ngang 674 công nhân làm việc trong lĩnh vực cứu hỏa, dầu khí và điện lực về sơ cấp cứu sau bỏng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá kiến thức về sơ cứu tai nạn bỏng của một số nhóm công nhân làm việc trong điều kiện có nguy cơ cháy nổ caoT¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ SƠ CỨU TAI NẠN BỎNGCỦA MỘT SỐ NHÓM CÔNG NHÂN LÀM VIỆC TRONGĐIỀU KIỆN CÓ NGUY CƠ CHÁY NỔ CAONguy n Nh Lâm*; H Th Xuân H ơng*Chu Anh Tu n*; Tr n Quang Trung**TÓM TẮTMục tiêu: đánh giá kiến thức của nhóm nguy cơ cao đối với sơ cấp cứu tai nạn bỏng. Đối tượngvà phương pháp: điều tra cắt ngang 674 công nhân làm việc trong lĩnh vực cứu hỏa, dầu khí vàđiện lực về sơ cấp cứu sau bỏng. Nội dung điều tra bao gồm đặc điểm đối tượng, biện pháp sơcứu sau bỏng và nguồn thông tin có được. Kết quả: chỉ có 29,54% đối tượng trả lời đúng trên75% số câu hỏi. 86,05% biết sử dụng nước sạch để làm lạnh bề mặt vết bỏng. Nhóm trẻ tuổi,nam giới và những người đã được tập huấn về sơ cứu bỏng có nhận thức cao hơn đáng kể sovới nhóm còn lại (p < 0,001). Có sự khác biệt giữa nhận thức của đối tượng thuộc các ngànhnghề khác nhau (p < 0,01). Nguồn thông tin chủ yếu từ phương tiện truyền thông và trường họcchiếm 8%. Kết luận: kiến thức của công nhân có nguy cơ cao về sơ cứu bỏng còn nhiều hạnchế. Cần có các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức cho nhóm đối tượng này.* Từ khóa: Bỏng; Sơ cứu; Nhóm nguy cơ cao.Evaluation of Knowledge of First-aid Treatment for Burn Woundsin Workers Working in High Risk of FireSummaryObjectives: To evaluate knowledge of first aid treatment for burn wounds of high risk groups.Subjects and methods: A cross-sectional survey was conducted on 674 workers including firefighters, employers working in electric power and oil industry. The contents of survey focused ondemographic criteria, first aid measurement for burn accidents and source of information.Results: Only 29.54% of the participants had right answer of more than 75% of total questions.86.05% of participants knew how to use cool fresh water to reduce the temperature of the burnwound. In addition, higher knowledge level was significantly seen in a sub-group of younger,male workers as well as who took part in training courses (p < 0.001). There was difference inawareness of levels among sub-groups of employers (p < 0.01). Information source mostlycame from multimedia, only 8% from school. Conclusion: Knowledge of first aid treatment ofhigh risk workers was significantly limited. It is necessary to conduct further training courses forthis groups.* Key words: Burn; First-aid treatment; High risk of fire.* Viện Bỏng Lê Hữu Trác** Học viện Quân yNg i ph n h i (Corresponding): Tr n Quang Trung (trungk10@yahoo.com.vn)Ngày nh n bài: 03/12/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 10/01/2017Ngày bài báo đ c đăng: 20/01/2017201T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017ĐẶT VẤN ĐỀCông tác sơ cấp cứu ngay sau bỏngbao gồm các bước đơn giản như đưa nạnnhân ra khỏi vùng nguy hiểm, loại bỏ tácnhân bỏng, đảm bảo chức năng sống, làmlạnh bề mặt vùng bỏng, bù nước điện giải,ủ ấm và gọi sự trợ giúp của nhân viên y tế.Thực tế cho thấy, mức độ nặng hay nhẹcủa tổn thương bỏng cũng như thànhcông của điều trị bỏng không chỉ phụthuộc vào hiệu quả điều trị tại các trungtâm bỏng mà còn phụ thuộc nhiều vàocông tác sơ cứu ngay sau bỏng. Tuy nhiên,qua thực tế tiếp nhận điều trị bệnh nhânbỏng, đặc biệt trong các vụ bỏng có nhiềunạn nhân, các biện pháp sơ cứu thườngkhông được thực hiện đầy đủ, bị bỏ qua,thậm chí còn áp dụng các biện pháp saidẫn đến làm nặng thêm tổn thương bỏng,làm tăng nguy cơ tử vong. Công nhânlàm việc trong các nhà xưởng, ngànhnghề có nguy cơ cao đối với tai nạn bỏngnhư điện lực, dầu khí, nhân viên cứu hỏa,việc phổ biến kiến thức cơ bản cho cácđối tượng này có vai trò quan trọng trongxử lý sơ cấp cứu tai nạn bỏng. Nghiên cứunày nhằm: Đánh giá kiến thức của các đốitượng nguy cơ cao về sơ cứu tại chỗ nạnnhân bỏng nhằm đưa ra biện pháp canthiệp nâng cao kiến thức và kỹ năng sơcấp cứu bỏng của những đối tượng này.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨUNghiên cứu tiên cứu trên 674 cán bộcông nhân viên của các ngành có nguycơ cao đối với bỏng gồm điện lực, dầukhí, cứu hỏa đang công tác tại một số tỉnhthành trong cả nước từ tháng 1 - 2015đến tháng 9 - 2015. Điều tra thông quabảng hỏi bao gồm 11 câu hỏi về kiến thức202sơ cứu tai nạn bỏng và 01 câu hỏi vềnguồn thông tin. Các tiêu chí đánh giábao gồm: tuổi, giới tính, trình độ học vấn,nghề nghiệp (dầu khí, điện lực, cứu hỏa),kiến thức về sơ cứu khi bị bỏng bao gồm:làm lạnh, thời điểm và phương pháp ápdụng, che phủ vết bỏng, ủ ấm, cách sơcứu trong các tình huống hỏa hoạn,nguồn thông tin có được từ đâu. Số liệuthu thập sau khi được phân nhóm, lậpbảng, biểu đồ, tính giá trị trung bình, χ2 đểso sánh giữa các biến số xác định mốiliên quan giữa đặc điểm đối tượng điềutra như tuổi, giới, nghề nghiệp đối vớikiến thức về sơ cấp cứu sau bỏng. Số liệuđược xử lý trên phần mềm Intercool Stata11.0. Giá trị p < 0,05 được coi có ý nghĩ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: