Danh mục

Đánh giá lại phong trào làng mới của Hàn Quốc và một số kinh nghiệm cho phát triển nông thôn mới ở Việt Nam

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 564.56 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đánh giá phong trào làng mới của Hàn Quốc với quan điểm phê phán, tức là xem xét cả những nhân tố thành công và những điểm hạn chế của phong trào này. Từ đó, bài viết sẽ chỉ ra những phương pháp luận đúng đắn cho công cuộc phát triển nông thôn mới ở Việt Nam từ những kinh nghiệm của Hàn Quốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá lại phong trào làng mới của Hàn Quốc và một số kinh nghiệm cho phát triển nông thôn mới ở Việt NamTRAO ĐỔIĐÁNH GIÁ LẠI PHONG TRÀO LÀNG MỚI CỦA HÀN QUỐCVÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚIỞ VIỆT NAMCao Thị Hải Bắc*́Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN,Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt NamNhận bài ngày 26 tháng 10 năm 2016Chỉnh sửa ngày 02 tháng 01 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 09 tháng 01 năm 2017Tóm tắt: Trong 5 năm trở lại đây, phong trào xây dựng phát triển nông thôn mới đang được quan tâmđặc biệt tại Việt Nam. Việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2010 –2020 của thủ tướng Chính phủ năm 2010 đã phản ánh rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc cải thiện, nângcao điều kiện sống tại khu vực nông thôn nhằm tạo nên sự phát triển cân bằng giữa nông thôn và đô thị cũngnhư sự phát triển bền vững của quốc gia. Trong công cuộc xây dựng phát triển nông thôn mới này, Việt Namsẽ không thể thành công nếu không học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đi trước trên thế giới. Do có nhiềunét tương đồng về lịch sử, văn hóa cũng như các bối cảnh thực hiện phong trào xây dựng phát triển nông thônmới, Việt Nam đang đặc biệt quan tâm đến việc áp dụng các mô hình phát triển làng mới của Hàn Quốc vàocông cuộc xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu học thuật tìm hiểu về phong tràolàng mới của Hàn Quốc nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam không chỉ hạn chế về số lượng màcòn chưa đánh giá được đầy đủ, khách quan về phong trào làng mới của Hàn Quốc. Do đó, hầu hết các nghiêncứu này chưa chỉ ra được các phương pháp luận đúng đắn phù hợp với công cuộc xây dựng nông thôn mới ởViệt Nam. Nắm rõ các hạn chế này, bài viết này sẽ đánh giá lại phong trào làng mới của Hàn Quốc với quanđiểm phê phán, tức là xem xét cả những nhân tố thành công và những điểm hạn chế của phong trào này. Từđó, bài viết sẽ chỉ ra những phương pháp luận đúng đắn cho công cuộc phát triển nông thôn mới ở Việt Namtừ những kinh nghiệm của Hàn Quốc.Từ khóa: phong trào xây dựng phát triển nông thôn mới, phong trào làng mới, Saemaul undong1. Đặt vấn đềPhong trào làng mới là một trong nhữngdi sản quan trọng nhất của lịch sử phát triểnnông thôn của Hàn Quốc. Phong trào nàymang ý nghĩa sâu sắc không chỉ với HànQuốc mà còn đối với nhiều quốc gia trên thếgiới. Với ý nghĩa trong nước, phong trào làngmới được phát động từ năm 1970 đã góp phầnquan trọng vào việc phát triển kinh tế nông* ĐT.: 84-914990281, Email: baccth@vnu.edu.vnthôn vốn đang bị trì trệ từ những năm 1960 vàlàm thay đổi hệ thống tư tưởng nhận thức củangười nông dân Hàn Quốc đương thời. Với ýnghĩa quốc tế, phong trào này được đánh giálà phương pháp luận đúng đắn và hiệu quả đểxóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn củanhiều quốc gia đang phát triển ở Đông NamÁ (Jeong Gi Hwan, 2006, tr. 68). Tuy nhiên,mặc cho những ý nghĩa quan trọng đối vớitrong cũng như ngoài nước, phong trào làngmới vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất134Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 1 (2017) 133-149định. Khi đánh giá về phong trào làng mới, nếukhông tìm hiểu cả những điểm hạn chế này cóthể khiến không chỉ thế hệ trẻ Hàn Quốc màcả các quốc gia đang tìm hiểu về kinh nghiệmphát triển nông thôn của Hàn Quốc hiểu khôngđúng và đầy đủ về phong trào này. Do vậy,việc đánh giá có tính phê phán đối với phongtrào làng mới của Hàn Quốc là một đòi hỏi vôcùng cần thiết vừa mang ý nghĩa lý luận vừamang ý nghĩa thực tiễn cao.Từ sau dấu mốc đổi mới năm 1986 đếnnay, kinh tế xã hội Việt Nam cũng không ngừngbiến đổi và phát triển theo hướng công nghiệphóa - hiện đại hóa - toàn cầu hóa. Trong bốicảnh đó, nông thôn Việt Nam cũng đang từngngày thay da đổi thịt. Lịch sử phát triển củanhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc,Nhật Bản, Trung Quốc v.v… đã chứng minhrằng muốn phát triển bền vững thì phải pháttriển song song cả khu vực nông thôn và đôthị để giảm thiểu tối đa sự chênh lệch giữa haikhu vực này. Là một nước phát triển sau, cóđiều kiện học hỏi kinh nghiệm của các nướcđi trước, Việt Nam đã ý thức rõ được tầm quantrọng của việc phát triển nông thôn thời kì hộinhập. Trên tinh thần đó, năm 2010, Chính phủđã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốcgia về nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.Một nửa chặng đường đã đi qua, Chương trìnhphát triển nông thôn mới ở Việt Nam đã vàđang đạt được nhiều thành tựu, song cũng còntồn tại một số hạn chế nhất định. Do vậy, việcnghiên cứu những thành công và hạn chế củaphong trào làng mới của Hàn Quốc sẽ gópphần quan trọng trong việc cung cấp nhữngkinh nghiệm quí báu cho công cuộc phát triểnnông thôn mới ở Việt Nam.Có thể chia các nghiên cứu về chủ đềnông thôn mới ở Hàn Quốc và Việt Nam thànhba nhóm. Nhóm thứ nhất chuyên nghiên cứuvề phong trào làng mới của Hàn Quốc nhưPark Jin Do & Han Do Hyun (1999), JeongYeong Guk (2003), Kim Tae Yeong (2004),Oh Yu Seok (2005), Jeon ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: