Danh mục

Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ homocystein huyết tương với tăng huyết áp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 331.10 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ homocystein với mức độ tăng huyết áp (THA). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu là bệnh chứng trên 66 bệnh nhân (BN) THA, tuổi trung bình 64,25 ± 7,70 và nhóm không có THA là 61,75 ± 9,53 tuổi, tỷ lệ nam/nữ 1,71.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ homocystein huyết tương với tăng huyết áp TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016 ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN HUYẾT TƢƠNG VỚI TĂNG HUYẾT ÁP Nguyễn Văn uấn* TÓM TẮT Mục tiêu: tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ homocystein với mức độ tăng huyết áp (THA). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu bệnh chứng trên 66 bệnh nhân (BN) THA, tuổi trung bình 64,25 ± 7,70 và nhóm không có THA là 61,75 ± 9,53 tuổi, tỷ lệ nam/nữ 1,71. Kết quả: nồng độ homocystein ở nhóm THA (13,88 ± 4,64 mol/l) cao hơn so với nhóm chứng (10,52 ± 3,08 µmol/l), p < 0,00001. Nồng độ homocystein tăng dần theo phân độ của THA: THA độ I là 13,59 ± 4,21 µmol/l; độ II 13,90 ± 5,50 mol/l; độ III 16,39 ± 2,46 mol/l. Tăng nồng độ homocystein huyết tương (> 15 mol/l) ở nhóm THA (39,4%) cao hơn nhóm không THA (18,75%), p < 0,01 và OR = 2,82. Nồng độ homocystein máu tương quan thuận mức độ vừa với huyết áp tâm thu; huyết áp tâm trương. Kết luận: có mối tương quan thuận giữa tăng nồng độ homocystein máu với THA và mức độ THA. * Từ khóa: Tăng huyết áp; Homocystein; Mối liên quan. Assessing the Association between Plasma Homocysteine Level with Hypertension Summary Objectives: Finding out the association between homocysteine levels and blood pressure levels. Subjects and methods: Case-control study of 66 adults with hypertension, average age was 64.25 ± 7.70 years, in the group without hypertension was 61.75 ± 9.53 years. The ratio of male/female was 1.71. Results: The concentration of homocysteine in the group hypertension was 13.88 ± 4.64 μmol/L, higher than the control group (10.52 ± 3.08 μmol/L) with p < 0.0001. Homocysteine concentration increased with grading of hypertension: hypertension grade I was 13.59 ± 4.21 μmol/L; grade II was 13.90 ± 5.50 μmol/L; grade III was 16.39 ± 246 μmol/L with p < 0.00001. Increased plasma homocysteine concentrations (> 15 μmol/L) in hypertensive group (39.4%) was higher than non-hypertensive group (18.75%), with p < 0.01 and OR = 2.82. Increased blood levels of homocysteine had a moderate positive correlation with systolic blood pressure (r = 0.31, p < 0.001) and diastolic blood pressure. Conclusions: There is a positive correlation between increased levels of blood homocysteine with increased blood pressure and increased blood pressure levels. * Key words: Hypertension; Homocysteine; Correlation. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính thường gặp, phần lớn chưa rõ nguyên nhân. THA là nguy cơ chính gây các bệnh tim mạch và đột quỵ não. Homocystein máu cao được xác định là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Trong máu, homocystein tự oxy hóa tạo thành những sản phẩm có tính * Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn uấn (bstuanvqy103@yahoo.com) Ngày nhận bài: 09/11/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 19/01/2016 66 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016 oxy hóa mạnh như hydrogen peroxid và superoxid. Các sản phẩm có tính oxy hóa mạnh gây rối loạn chức năng nội mạc mạch máu, kích thích tăng sinh của tế bào cơ trơn mạch máu, thúc đẩy peroxid hóa lipid và oxy hóa cholesretol-LDL [2, 7]. Như vậy, homocystein máu gây stress oxy hóa nội mạc động mạch, giảm oxýt nitric và làm suy giảm khả năng co giãn của thành mạch, từ đó gây xơ cứng động mạch và THA. ngoại vi. BN đi khám sức khỏe định kỳ, không có bệnh hoặc bệnh không liên quan đến hệ tim mạch. Tiến hành tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 4 - 2014 đến 12 - 2014. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định tăng nồng độ homocystein máu có liên quan với mức cao của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Tuy nhiên, mối liên quan giữa nồng độ homocystein máu với sự phát triển của THA vẫn còn chưa rõ, ở Việt Nam nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: Đánh giá nồng độ homocystein huyết tương và tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ homocystein với mức TH . Nghiên cứu phân tích bệnh-chứng và ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu. - Nhóm bệnh (THA): 66 BN THA, chưa có biến chứng bệnh mạch vành, đột quỵ não và bệnh động mạch ngoại vi. BN điều trị tại Khoa Tim mạch và Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 4 - 2014 đến 12 - 2014. - Nhóm chứng (không THA): 64 người lớn không bị THA, không có bệnh mạch vành, đột quỵ não và bệnh động mạch - Tiêu chuẩn loại trừ: BN ung thư, suy thận, viêm gan, động kinh, suy tim; không dùng thuốc axít, vitamin B12 và vitamin B6 trong vòng 3 tháng gần nhất. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. mô tả cắt ngang. BN được chọn vào hai nhóm có THA và không THA. Phân bố hai nhóm tương đương về tuổi, giới và các yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Thống kê và phân tích số liệu trên phần mềm thống kê SPSS. 18.0; Epi.info 3.2.4 và Epical 2000. Tất cả BN đều đo huyết áp buổi sáng sau nghỉ ngơi 30 phút, đo 3 lần cách nhau 15 phút, tính số trung bình cộng. Phân độ THA theo JNC VI. Định lượng nồng độ hom ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: