Đánh giá mức độ độc lập và các yếu tố liên quan ở người bị tai biến mạch máu não tại huyện Tân Biên - Tây Ninh
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 402.53 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đánh giá mức độ độc lập, xác định những hoạt động hàng ngày mà người bị TBMMN gặp khó khăn. Xác định tình hình đặc điểm sử dụng dịch vụ phục hồi chức năng (PHCN). Xác định đặc điểm người chăm sóc trợ giúp toàn bộ ở người bị di chứng TBMMN có nhu cầu PHCN trên toàn huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá mức độ độc lập và các yếu tố liên quan ở người bị tai biến mạch máu não tại huyện Tân Biên - Tây NinhNghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUANỞ NGƯỜI BỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI HUYỆN TÂN BIÊN – TÂY NINH Nguyễn Thanh Duy*TÓM TẮT Mở đầu: Tai biến mạch máu não (TBMMN) là nguyên nhân gây tử vong thường gặp hàng thứ hai trêntoàn thế giới. Mặt khác, có một số lượng lớn bệnh nhân còn chịu nhiều biến chứng, trở thành gánh nặng cho giađình và xã hội. Đặc biệt, bệnh ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc bản thân của người bệnh và khả năng thựchiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu người bệnhthường gặp phải những khó khăn nào hoạt động sống hàng ngày. Do đó, chương trình phục hồi chức năng có thểkhông tối ưu. Hiểu được việc sử dụng các dịch vụ phục hồi chức năng tại địa phương hiện tại có thể giúp cảithiện các dịch vụ này. Xác định các đặc điểm của tình hình chăm sóc tại nhà sẽ đưa ra các kiến nghị cho nhânviên chăm sóc sức khoẻ để lên kế hoạch chăm sóc dài hạn, giảm bớt gánh nặng chăm sóc cho thành viên trong giađình và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mục tiêu: Đánh giá mức độ độc lập, xác định những hoạt động hàng ngày mà người bị TBMMN gặp khókhăn. Xác định tình hình đặc điểm sử dụng dịch vụ phục hồi chức năng (PHCN). Xác định đặc điểm người chămsóc trợ giúp toàn bộ ở người bị di chứng TBMMN có nhu cầu PHCN trên toàn huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Phỏng vấn trực tiếp người bệnh hoặc người nhàcủa người bị TBMMN có nhu cầu tập PHCN tại huyện Tân Biên, Tây Ninh bằng thang điểm đánh giá mức độđộc lập Barthel. Kết quả: Có 112 người (80 nam /32 nữ) tham gia nghiên cứu. Có 88 người (78,6%) gặp khó khăn trong cáchoạt động sinh hoạt. Các hoạt động và phần trăm số người bệnh gặp khó khăn: lên xuống cầu thang (74,1%), dichuyển 45m và tự mặc áo quần (56,3%) và tự tắm rửa (54,5%). Chỉ một nửa (50,9%) bị TBMMN được điều trịPHCN, nhưng hình thức phục hồi chức năng chủ yếu là các phương pháp Y học cổ truyền. Nguyên nhân chínhkhiến không được can thiệp PHCN là do người nhà không biết hay do cán bộ y tế không ra y lệnh. Đa số ngườichăm sóc chính là phụ nữ (69,4%), thời gian chăm sóc kéo dài nhiều giờ (trên 6giờ/ ngày) và trong nhiều năm(trên 5 năm). Nam giới và người trẻ tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao (71,4%). Kết luận: Đa số người bị TBMMN còn gặp khó khăn trong các hoạt động sống. Đa số còn phụ thuộc trongcác hoạt động sống. Lên xuống cầu thang, di chuyển 45m, tự mặc áo quần và tự tắm rửa là những hoạt động mànhiều người gặp phải khó khăn. Chỉ một nửa được điều trị PHCN, hình thức chủ yếu là can thiệp YHCT.Nguyên nhân chính không được can thiệp PHCN là người nhà không biết hay không có y lệnh. Đa số ngườichăm sóc chính là phụ nữ, thời gian chăm sóc kéo dài nhiều giờ trong ngày và nhiều năm. Nam giới và người trẻtuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao. Từ khóa: Hoạt động sống hàng ngày, phục hồi chức năng tai biến mạch máu não.* Bộ môn Vật lý trị liệu- Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.Tác giả liên lạc: Ths Nguyễn Thanh Duy, ĐT: 0973017123, Email:thduypt@ump.edu.vn258 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y HọcY Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y họcABSTRACT EVALUATING LEVEL OF INDEPENDENCE AND DETERMINATION OF DIFFICULTIES IN THE DAILY LIVING AMONG PEOPLE WITH STROKE IN TAN BIEN DISTRICT - TAY NINH PROVINCE Nguyen Thanh Duy * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 258 - 264 Background: Stroke is the second most common cause of death around the world. In addition to the highmortality rate, there ảe a large number of patients with complications, which becomes a burden for their familiesand the whole society. Motor impairments affect many aspects in their life. Indeed, they affect the ability to takecare of patients’selves and the ability to perform activities of daily living (ADLs). However, until now, there havebeen no studies to identify which daily activity that stroke patients are experiencing. Thus, the currentrehabilitation program might not be optimised. Understanding the current use of local rehabilitation servicesmighthelp us improves these services. Identifying the characteristics of home care situation will providerecommendations for health care workers to plan for long-term care, which relieve burden of care for their familymembers and improve quality of life of the patients. Objectives: Assessing the level of independence, identifying which daily activities that are difficult for peoplewith stroke. Determine the characteristics of the use of rehabilitation services. Identifying the characteristics ofcaregivers in all stroke patients who require rehabilitation service in Tan Bien District, Tay Ninh Province. Methods: Cross-sectional descriptive study. Direct interview of stroke patients or their family members whowish to participate ina rehabilitation programme in Tan Bien district, Tay Ninh province usingthe Barthel index. Results: There were 112 people with stroke (80 men / 32 women) who participated in this study. 88 (78.6%)subjects had difficulty in daily activities. The most difficult activities and the percentage of patients experienceddifficulty were climbing stairs (74.1%), moving 45 meters and wearing clothes (56.3%) and self-cleaning(54.5%). Only half (50.9%) of the stroke patients received rehabilitation services, but the main form ofinterventions is traditional medicine. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá mức độ độc lập và các yếu tố liên quan ở người bị tai biến mạch máu não tại huyện Tân Biên - Tây NinhNghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUANỞ NGƯỜI BỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI HUYỆN TÂN BIÊN – TÂY NINH Nguyễn Thanh Duy*TÓM TẮT Mở đầu: Tai biến mạch máu não (TBMMN) là nguyên nhân gây tử vong thường gặp hàng thứ hai trêntoàn thế giới. Mặt khác, có một số lượng lớn bệnh nhân còn chịu nhiều biến chứng, trở thành gánh nặng cho giađình và xã hội. Đặc biệt, bệnh ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc bản thân của người bệnh và khả năng thựchiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu người bệnhthường gặp phải những khó khăn nào hoạt động sống hàng ngày. Do đó, chương trình phục hồi chức năng có thểkhông tối ưu. Hiểu được việc sử dụng các dịch vụ phục hồi chức năng tại địa phương hiện tại có thể giúp cảithiện các dịch vụ này. Xác định các đặc điểm của tình hình chăm sóc tại nhà sẽ đưa ra các kiến nghị cho nhânviên chăm sóc sức khoẻ để lên kế hoạch chăm sóc dài hạn, giảm bớt gánh nặng chăm sóc cho thành viên trong giađình và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mục tiêu: Đánh giá mức độ độc lập, xác định những hoạt động hàng ngày mà người bị TBMMN gặp khókhăn. Xác định tình hình đặc điểm sử dụng dịch vụ phục hồi chức năng (PHCN). Xác định đặc điểm người chămsóc trợ giúp toàn bộ ở người bị di chứng TBMMN có nhu cầu PHCN trên toàn huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Phỏng vấn trực tiếp người bệnh hoặc người nhàcủa người bị TBMMN có nhu cầu tập PHCN tại huyện Tân Biên, Tây Ninh bằng thang điểm đánh giá mức độđộc lập Barthel. Kết quả: Có 112 người (80 nam /32 nữ) tham gia nghiên cứu. Có 88 người (78,6%) gặp khó khăn trong cáchoạt động sinh hoạt. Các hoạt động và phần trăm số người bệnh gặp khó khăn: lên xuống cầu thang (74,1%), dichuyển 45m và tự mặc áo quần (56,3%) và tự tắm rửa (54,5%). Chỉ một nửa (50,9%) bị TBMMN được điều trịPHCN, nhưng hình thức phục hồi chức năng chủ yếu là các phương pháp Y học cổ truyền. Nguyên nhân chínhkhiến không được can thiệp PHCN là do người nhà không biết hay do cán bộ y tế không ra y lệnh. Đa số ngườichăm sóc chính là phụ nữ (69,4%), thời gian chăm sóc kéo dài nhiều giờ (trên 6giờ/ ngày) và trong nhiều năm(trên 5 năm). Nam giới và người trẻ tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao (71,4%). Kết luận: Đa số người bị TBMMN còn gặp khó khăn trong các hoạt động sống. Đa số còn phụ thuộc trongcác hoạt động sống. Lên xuống cầu thang, di chuyển 45m, tự mặc áo quần và tự tắm rửa là những hoạt động mànhiều người gặp phải khó khăn. Chỉ một nửa được điều trị PHCN, hình thức chủ yếu là can thiệp YHCT.Nguyên nhân chính không được can thiệp PHCN là người nhà không biết hay không có y lệnh. Đa số ngườichăm sóc chính là phụ nữ, thời gian chăm sóc kéo dài nhiều giờ trong ngày và nhiều năm. Nam giới và người trẻtuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao. Từ khóa: Hoạt động sống hàng ngày, phục hồi chức năng tai biến mạch máu não.* Bộ môn Vật lý trị liệu- Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.Tác giả liên lạc: Ths Nguyễn Thanh Duy, ĐT: 0973017123, Email:thduypt@ump.edu.vn258 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y HọcY Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y họcABSTRACT EVALUATING LEVEL OF INDEPENDENCE AND DETERMINATION OF DIFFICULTIES IN THE DAILY LIVING AMONG PEOPLE WITH STROKE IN TAN BIEN DISTRICT - TAY NINH PROVINCE Nguyen Thanh Duy * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 258 - 264 Background: Stroke is the second most common cause of death around the world. In addition to the highmortality rate, there ảe a large number of patients with complications, which becomes a burden for their familiesand the whole society. Motor impairments affect many aspects in their life. Indeed, they affect the ability to takecare of patients’selves and the ability to perform activities of daily living (ADLs). However, until now, there havebeen no studies to identify which daily activity that stroke patients are experiencing. Thus, the currentrehabilitation program might not be optimised. Understanding the current use of local rehabilitation servicesmighthelp us improves these services. Identifying the characteristics of home care situation will providerecommendations for health care workers to plan for long-term care, which relieve burden of care for their familymembers and improve quality of life of the patients. Objectives: Assessing the level of independence, identifying which daily activities that are difficult for peoplewith stroke. Determine the characteristics of the use of rehabilitation services. Identifying the characteristics ofcaregivers in all stroke patients who require rehabilitation service in Tan Bien District, Tay Ninh Province. Methods: Cross-sectional descriptive study. Direct interview of stroke patients or their family members whowish to participate ina rehabilitation programme in Tan Bien district, Tay Ninh province usingthe Barthel index. Results: There were 112 people with stroke (80 men / 32 women) who participated in this study. 88 (78.6%)subjects had difficulty in daily activities. The most difficult activities and the percentage of patients experienceddifficulty were climbing stairs (74.1%), moving 45 meters and wearing clothes (56.3%) and self-cleaning(54.5%). Only half (50.9%) of the stroke patients received rehabilitation services, but the main form ofinterventions is traditional medicine. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí y học Bài viết về y học Phục hồi chức năng tai biến mạch máu não Tai biến mạch máu não Đặc điểm loại hình can thiệp phục hồi chức năngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Vai trò tiên lượng của C-reactive protein trong nhồi máu não
7 trang 223 0 0 -
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 208 0 0 -
Đặc điểm giải phẫu lâm sàng vạt D.I.E.P trong tạo hình vú sau cắt bỏ tuyến vú do ung thư
5 trang 200 0 0 -
Tạp chí Y dược thực hành 175: Số 20/2018
119 trang 187 0 0 -
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ở Trung tâm Chẩn đoán Y khoa thành phố Cần Thơ
13 trang 177 0 0 -
Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới
14 trang 176 0 0 -
8 trang 174 0 0
-
Kết quả bước đầu của ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát hiện polyp đại tràng tại Việt Nam
10 trang 174 0 0 -
6 trang 173 0 0
-
Nghiên cứu định lượng acyclovir trong huyết tương chó bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
10 trang 170 0 0