Danh mục

Đánh giá mức độ thích ứng với biến đổi khí hậu của một số mô hình sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 556.61 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đánh giá hiệu quả một số mô hình sản xuất nông nghiệp đang tồn tại trên lãnh thổ nghiên cứu, đề xuất một số mô hình sản xuất tối ưu, thích ứng với BĐKH sẽ góp phần đắc lực khắc phục những vấn đề còn hạn chế nhằm định hướng khai thác vùng đồng bằng ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình phát triển bền vững trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá mức độ thích ứng với biến đổi khí hậu của một số mô hình sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH TRƯƠNG THỊ TƯ Trường Đại học Quảng Bình Tóm tắt: Đồng bằng ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là khu vực nhạy cảm, dễ bị tổn thương trước các tác động của sản xuất và biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm gần đây các hiện tượng thời tiết bất lợi và nguy hiểm ngày càng gia tăng và trở nên thất thường, các mô hình sản xuất kinh tế nông nghiệp không còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, gây ảnh hưởng đến môi trường, làm cho đời sống của cư dân trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Đánh giá hiệu quả một số mô hình sản xuất nông nghiệp đang tồn tại trên lãnh thổ nghiên cứu, đề xuất một số mô hình sản xuất tối ưu, thích ứng với BĐKH sẽ góp phần đắc lực khắc phục những vấn đề còn hạn chế nhằm định hướng khai thác vùng đồng bằng ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình phát triển bền vững trong thời gian tới. Từ khóa: thích ứng với BĐKH, mô hình sản xuất, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nằm về phía Nam của Quảng Bình, Quảng Ninh là một huyện ven biển có điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 1.191,692 km2, trong đó vùng đồng bằng ven biển chiếm 16, 28% diện tích, gồm dải cồn cát và đồng bằng trũng thấp, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để đối phó với các hiện tượng cát di động, bảo vệ môi trường, ở đây còn có cả những mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp. Hình 1. Phạm vi khu vực nghiên cứu Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH), các loại hình thời tiết bất lợi và nguy hiểm xảy ra ngày càng trở nên thất thường với tần suất gia tăng. Khu vực đồng bằng ven biển huyện Quảng Ninh lại chủ yếu là đồng bằng mài mòn - bồi tụ và dải cát ven biển, vì thế được xem là khu vực nhạy cảm, dễ bị tổn thương trước các tác động đó. Một số mô hình sản xuất nông nghiệp ở Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 03(39)/2016: tr. 117-124 118 TRƯƠNG THỊ TƯ đây trở nên bất cập, hiệu quả giảm sút. Chình vì vậy chúng cần được lượng hóa, đánh giá để tìm ra các mô hình kinh tế sinh thái có năng suất ổn định, thích ứng cao với những diễn biến bất thường của khí hậu [2]. 2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.1. Đối tượng và mục tiêu đánh giá Đối tượng đánh giá là một số mô hình sản xuất kinh tế nông nghiệp hiện đang tồn tại trên địa bàn nghiên cứu. Việc lựa chọn các mô hình đánh giá được căn cứ trên các cơ sở: Nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi sử dụng đất như khắc phục vấn đề thiếu lương thực, áp lực đối với đất đai, thoái hóa đất,… điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tiến bộ kỹ thuật mới được đề xuất cho các thay đổi sử dụng đất [4]. Qua các đợt điều tra và khảo sát thực tế trên 13 xã, dựa vào các loại hình sử dụng đất ở địa phương với sự biến động của khí hậu trong thời gian qua, qua quá trình nghiên cứu, đánh giá tự nhiên và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nghiên cứu này xác định và đưa vào xem xét 5 mô hình đang được áp dụng ở địa bàn nghiên cứu gồm: Lúa- dưa hấu, lúa-cá, lúa đông xuân – hè thu (ĐX-HT) cực ngắn ngày, trồng rau che giàn và mô hình nông - lâm kết hợp. Trong đó: Mô hình lúa - dưa hấu: Với kiểu lúa Đông Xuân + dưa hấu Hè Thu. Mô hình lúa-cá: Với kiểu lúa Đông Xuân + Tái sinh + cá (như chép, rô phi, trắm, mè,..). Mô hình lúa ĐX - HT cực ngắn ngày: Giống lúa được đưa vào sử dụng là PC6 đột biến, một số giống lúa ngắn ngày khác với tổng thời gian sinh trưởng khoảng 75 ngày, rút ngắn từ 10 - 15 ngày so với các giống trước đây. Mô hình trồng rau che giàn: Dọc theo đường quốc lộ 1A thuộc xã Gia Ninh, Võ Ninh với các cây rau vụ đông như: xà lách, cải, su hào, hành, ngò, rau thơm… được trồng dưới giàn che. Mô hình nông - lâm kết hợp: Thực hiện theo phương pháp đa canh, đa dạng hóa cây trồng có sự kết hợp hài hòa giữa cây lâm nghiệp, cây trồng cạn ngắn ngày, xen canh tràm hoa vàng với các loại cây trồng ngắn ngày như ngô, khoai, sắn, đậu… Mục tiêu của việc đánh giá là đưa ra những cơ sở khoa học để lựa chọn, đề xuất một số mô hình sản xuất tối ưu, thích ứng với BĐKH trong số các mô hình hiện có, góp phần khắc phục những vấn đề còn hạn chế, nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, phát triển bền vững lãnh thổ nghiên cứu trong thời gian tới. 2.2. Nguyên tắc và tiêu chí đánh giá Một mô hình thích ứng với BĐKH phải đạt được mục đích phát triển lâu bền. Tức là, mô hình đó phải đảm bảo được chức năng cung cấp (kinh tế), chức năng bảo vệ (sinh thái) và phải được bố trí hợp lý trên lãnh thổ; Mô hình bắt buộc phải có khả năng chống chịu và có những thay đổi hợp lý để thích nghi với các điều kiện bất lợi của tự nhiên. Để ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU... 119 đánh giá mức độ thích ứng với BĐKH của một mô hình sản xuất, không nhất thiết chỉ đánh giá ở hiện tại mà phải xem xét đến sự tương thích của mô hình đó trong tương lai. Một số tiêu chí đánh giá mức độ thích ứng với BĐKH của các mô hình sản xuất nông nghiệp gồm: Tính ổn định của năng suất; Tính chống chịu; Tính đa dạng; Khả năng điều chỉnh lịch thời vụ; Giống cây trồng chịu được nước, hạn hán, sâu bệnh,...; Nguồn nước đảm bảo; Tính khả thi của các loại cây trồng trong các mô hình [4]. 2.3. Phương pháp đánh giá, phân hạng thích nghi các mô hình Áp dụng phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp, sử dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề nghị của DL. Armand (1983) có dạng : M0 = Trong đó: n a1 .a2 .a3 ...an M0: Điểm đánh giá. a1.a2 .a3 ...an : Điểm của các tiêu chí đánh giá. n: số lượng các tiêu chí. Căn cứ vào đặc điểm kinh tế - sinh thái của các loại cây trồng trong từng mô hình, mỗi mô hình được đánh giá bởi 6 tiêu chí, tương ứng với các mức đánh giá là điểm số, thang điểm đánh giá cụ thể ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: