Danh mục

Đánh giá nguy cơ xói mòn đất dựa vào mô hình rusle dưới sự trợ giúp của viễn thám và hệ thống thông tin địa lý ở tỉnh Quảng Trị

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nghiên cứu sử dụng công nghệ viễn thám trong việc xác định các dạng thảm phủ, hệ số thảm phủ (C); ứng dụng GIS trong việc xác định hệ số địa hình (LS), hệ số thảm phủ (C), hệ số các biện pháp quản lý xói mòn (P), từ đó ước tính lượng đất xói mòn hàng năm cho lãnh thổ nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá nguy cơ xói mòn đất dựa vào mô hình rusle dưới sự trợ giúp của viễn thám và hệ thống thông tin địa lý ở tỉnh Quảng Trị TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 1 (2016) ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ XÓI MÒN ĐẤT DỰA VÀO MÔ HÌNH RUSLE DƯỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ Ở TỈNH QUẢNG TRỊ Nguyễn Quang Việt*, Trần Ánh Hằng Khoa Địa lý - Địa chất, trường Đại học Khoa học – Đại học Huế * Email: nguyenviet.geo@gmail.com TÓM TẮT Xói mòn đất do nước là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia đang phát triển vì những tác hại của quá trình này. Xói mòn đất làm suy giảm chất dinh dưỡng, năng suất; ảnh hưởng đến an ninh lương thực, nghèo đói và cả sự ô nhiễm ở các thủy vực. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý, các nhà nghiên cứu đã phát triển nhiều mô hình nhằm ước tính lượng đất xói mòn, xây dựng các kịch bản sử dụng đất… phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất ở nhiều quy mô lãnh thổ khác nhau. Mục đích bài báo là mô phỏng xói mòn đất sử dụng mô hình RUSLE dưới sự trợ giúp của công nghệ viễn thám và GIS nhằm định lượng xói mòn đất và sự phân bố của nó ở lãnh thổ tỉnh Quảng Trị. Năng lượng mưa, hệ số xói mòn đất, hệ số thảm phủ thực vật, hệ số địa hình, hệ số các biện pháp quản lý thảm phủ là những thông số đầu vào của mô hình, sau đó được tính toán và chia thành 05 cấp xói mòn. Trong đó, cấp không xói mòn chiếm 10,5%, cấp xói mòn trung bình chiếm 21,1%, cấp xói mạnh và rất mạnh chiếm diện tích lớn nhất với 62,8% và còn lại là cấp xói mòn yếu. Từ khóa: Đánh giá nguy cơ xói mòn đất, mô hình RUSLE, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình thoái hoá đất đang diễn ra ngày một trầm trọng đe dọa đến nền nông nghiệp nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đặc biệt, xói mòn do nước xảy ra rất phổ biến và đang là quá trình chính gây nên sự thoái hóa đất, suy giảm khả năng sản xuất ở các nước nhiệt đới ẩm. Ở Thái Lan, theo Virgo và Holmes (1977) đã nghiên cứu ở vùng Tarnto Settlement xói mòn khoảng 20-30 tấn/ha/năm ở vùng trồng cây cà phê với độ dốc 120. Partosedono (1974) quan trắc xói mòn ở lưu vực sông Cimanuk, Indonesia ước tính hàng năm mất đi lớp đất dày 5,2 mm và ở Philippines theo Mirranda (1978) ước tính xói mòn 44,6 tấn/ha/năm ở lưu vực Agno [9]. Ở Việt Nam, lượng đất xói mòn thực tế cũng được đo đạc ở một số khu vực, Lê Huy Bá và cộng sự (1991-1994) ước tính tốc độ xói mòn đất trên phù sa cổ mới khai hoang là 1,8 cm/năm; theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đất dốc miền Bắc tầng mặt mất đi khoảng 1 cm/năm. 143 Đánh giá nguy cơ xói mòn đất dựa vào mô hình RUSLE dưới sự trợ giúp của viễn thám … Để ước tính xói mòn đất do nước, nhiều mô hình xói mòn như USLE (Universal Soil Loss Equation), WEPP (Water Erosion Prediction Project), SWAT (Soil and Water Assessment Tool), EUROSEM (European Soil Erosion Model)…đã được phát triển và sử dụng rộng rãi trong nhiều năm qua. Trong đó, mô hình RUSLE (Revised Universal Soil Loss Equation) được cải tiến từ mô hình USLE vẫn là mô hình thực nghiệm được sử dụng rộng rãi nhất để ước tính xói mòn do nước (George Ashiagbor, 2013). Đây là mô hình kinh nghiệm được phát triển bởi Wischmeier và Smith, mô phỏng lượng đất mất hàng năm một cách đơn giản, dễ hiểu và không đòi hỏi quá nhiều số liệu. Với sự phát triển mạnh mẽ của GIS và viễn thám, những công nghệ này đã tích hợp hoặc hỗ trợ cho các mô hình nhằm ước tính lượng đất xói mòn cho các vùng đồi núi, lưu vực sông ở nhiều quy mô khác nhau một cách nhanh chóng. Bài báo đã sử dụng công nghệ viễn thám trong việc xác định các dạng thảm phủ, hệ số thảm phủ (C); ứng dụng GIS trong việc xác định hệ số địa hình (LS), hệ số thảm phủ (C), hệ số các biện pháp quản lý xói mòn (P), từ đó ước tính lượng đất xói mòn hàng năm cho lãnh thổ nghiên cứu. 2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu Tỉnh Quảng Trị nằm ở miền Trung Việt Nam, từ Nam lên Bắc kéo dài từ 16 010’00’’ đến 17018’00’’ vĩ Bắc và từ Tây sang Đông kéo dài từ 106032’00’’ đến 107024’00’’ kinh Đông. Lãnh thổ hàng năm nhận được một lượng giáng thủy rất lớn, trung bình trên 2.500mm và mưa lớn kéo dài trên toàn lãnh thổ từ tháng VIII đến tháng XII, chiếm đến 55-66% lượng mưa năm [2]. Địa hình đồi núi phân bố ở phía Tây, chiếm trên 2/3 diện tích lãnh thổ và có sự chia cắt mạnh; ngoài ra thảm phủ rừng ngày càng suy giảm do chuyển sang đất trồng rừng và cây hoa màu, cũng như từ các hoạt động khai thác khoáng sản và đất bỏ hoang sau canh tác; đồng thời việc áp dụng các biện pháp quản lý sử dụng đất vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở những vùng đồi núi, nơi tập trung phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, khu vực nghiên cứu có nguy cơ chịu tác động bởi xói mòn do nước là rất lớn. 2.2. Cơ sở dữ liệu GIS Để tính toán lượng đất xói mòn bằng mô hình RUSLE, cơ sở dữ liệu cần thiết bao gồm: - Ảnh Landsat 8 được chụp vào ngày 27/4/2014 và 17/08/2014. - Bản đồ Thổ nhưỡng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: