Danh mục

Đánh giá sự thay đổi một số chỉ số chống oxy hóa trong huyết tương ở công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với thủy ngân

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.09 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá sự thay đổi một số chỉ tiêu chống oxy hóa ở công nhân (CN) tiếp xúc nghề nghiệp với thủy ngân. Phương pháp: mô tả cắt ngang. Kết quả: nghiên cứu trên 54 CN tiếp xúc nghề nghiệp với thủy ngân nguyên tố và 47 người ở nhóm chứng không tiếp xúc với thủy ngân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá sự thay đổi một số chỉ số chống oxy hóa trong huyết tương ở công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với thủy ngân T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016 ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ CHỐNG OXY HÓA TRONG HUYẾT TƯƠNG Ở CÔNG NHÂN TIẾP XÚC NGHỀ NGHIỆP VỚI THỦY NGÂN Hồ Văn Quang*; Đỗ Phương Hường** TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá sự thay đổi một số chỉ tiêu chống oxy hóa ở công nhân (CN) tiếp xúc nghề nghiệp với thủy ngân. Phương pháp: mô tả cắt ngang. Kết quả: nghiên cứu trên 54 CN tiếp xúc nghề nghiệp với thủy ngân nguyên tố và 47 người ở nhóm chứng không tiếp xúc với thủy ngân. Nồng độ SOD, MDA ở nhóm tiếp xúc cao hơn có ý nghĩa so với ở nhóm chứng (SOD tiếp xúc: 1.307,6 ± 275,66 pg/ml; SOD chứng: 976,4 ± 304,31 pg/ml, p < 0,001; MDA tiếp xúc: 1.839,7 ± 125,79 pg/ml; MDA chứng: 1.724,1 ± 119,02 pg/ml, p < 0,001). Nồng độ GPx ở nhóm tiếp xúc (1.047,0 ± 104,03 pg/ml) thấp hơn có ý nghĩa so với ở nhóm chứng (1.512,8 ± 135,1 pg/ml). Nồng độ SOD, MDA tương quan thuận với tuổi đời, tuổi nghề (SOD với tuổi đời: r = 0,756; p < 0,01; SOD với tuổi nghề: r = 0,888; p < 0,01; MDA với tuổi đời: r = 0,654; p < 0,01; MDA với tuổi nghề: r = 0,844; p < 0,01). Nồng độ GPx tương quan nghịch với tuổi đời và tuổi nghề, với hệ số tương quan tương ứng: r = -0,716 và r = -818, p < 0,01. Kết luận: nồng độ SOD và MDA cao hơn, GPx thấp hơn ở nhóm tiếp xúc nghề nghiệp với thủy ngân so với ở nhóm chứng. Nồng độ SOD và MDA tương quan thuận, nồng độ GPx tương quan nghịch với tuổi đời và tuổi nghề. * Từ khóa: Bệnh nghề nghiệp; Tiếp xúc với thủy ngân; Chống oxy; Huyết tương. Evaluate some Changes of Antioxidant Indicators in Plasma in Workers Occupationally Exposed to Mercury Summary Objectives: To evaluate the changes of some antioxidant indicators in workers occupationally exposed to elemental mercury. Methods: Descriptive cross-sectional study. Results: The study included 54 workers exposed to elemental mercury and a control group of 47 subjects who had never exposed to mercury. SOD and MDA concentration of workers occupationally exposed to mercury was significantly higher than in the control group (SOD in the exposure group: 1307.6 ± 275.66 pg/mL; SOD in the control: 976.4 ± 304.31 pg/mL, p < 0.001; MDA in the exposure group: 1839.7 ± 125.79 pg/mL; MDA in the control: 1724.1 ± 119.02 pg/mL, p < 0.001). The GPx concentration of workers occupationally exposed to mercury (1047.0 ± 104.03 pg/mL) was significantly lower than in the control group (1512.8 ± 135.1 pg/mL). The SOD and MDA concentration positively correlated with the age and seniority (SOD with age: r = 0.756; p < 0.01; SOD with seniority: r = 0.888; p < 0.01; MDA with age: r = 0.654; p < 0.01; MDA with seniority: r = 0.844; p < 0.01). GPx concentrations inversely correlated with the age and seniority, * Học viện Quân y ** Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Phương Hường (dophuonghuong@gmail.com) Ngày nhận bài: 07/07/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 01/09/2016 Ngày bài báo được đăng: 20/09/2016 137 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016 with correlation coefficients corresponding to r = -0.716 and r = -0.818; p < 0.01). Conclusion: SOD and MDA levels were higher and GPx levels were lower in groups occupationally exposed to mercury than in the control group. SOD and MDA concentrations positively correlated, GPx inversely correlated with the age and seniority. * Key words: Occupational diseases; Exposure to mercury; Antioxidant; Plasma. ĐẶT VẤN ĐỀ Do thủy ngân là nguyên liệu hiện không thể thay thế trong nhiều ngành công nghiệp [1] nên vẫn tiếp tục được sử dụng trong thời gian tới. Vì vậy, số người tiếp xúc với thuỷ ngân có xu hướng tăng lên. Nhiễm độc thủy ngân gây tổn thương đa dạng và phức tạp trên hầu hết cơ quan và tổ chức trong cơ thể. Cơ chế gây độc của thủy ngân là thủy ngân liên kết đặc hiệu đối với các enzym, chất sinh học có chứa nhóm thiol (-SH) trong cấu trúc phân tử. Từ đó, gây ức chế hoạt động của enzym, các chất sinh học có chứa nhóm thiol này [1]. Dựa trên cơ sở đó, người ta đã điều chế một số thuốc có chứa nhóm -SH làm thuốc chống độc đặc hiệu để điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm độc cấp tính thủy ngân. Tuy nhiên, trong nhiễm độc mạn tính thủy ngân, đến nay vẫn chưa có thuốc chống độc đặc hiệu [1]. Gần đây, một số nghiên cứu trên người có tiếp xúc mạn tính nghề nghiệp với thủy ngân ở liều thấp đã gợi ý thủy ngân có khả năng kích thích tạo gốc tự do và làm giảm chức năng của hệ thống chống gốc tự do trong cơ thể [5]. Để góp phần làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm: Đánh giá sự biến đổi một số chỉ số chống oxy hóa trong huyết tương và mối tương quan của nó với tuổi đời, tuổi nghề ở CN tiếp xúc nghề nghiệp với thủy ngân. 138 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. 101 CN đạt tiêu chuẩn chọn, chia làm 2 nhóm: - Nhóm tiếp xúc ngề nghiệp với thủy ngân: 54 CN tiếp xúc trực tiếp với thủy ngân. - Nhóm chứng: 47 người khô ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: