Đánh giá tác động hiệp lực giữa tinh dầu sả chanh và ethanol tới escherichia coli
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 539.79 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả kháng khuẩn đơn lẻ của ethanol (từ 500 ÷ 800µl/ml) và tinh dầu sả chanh (ở các nồng độ khác nhau 400, 350, 200, 100, 50, 30, 10, 5 và 2.5 µl/ml) và kết hợp cả hai chất kháng khuẩn này chống lại vi khuẩn Escherichia coli 250913 bằng phương pháp khuếch tán thạch và xông hơi đĩa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tác động hiệp lực giữa tinh dầu sả chanh và ethanol tới escherichia coli Kỷ yếu hội thảo khoa học – Phân ban công nghệ thực phẩm ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG HIỆP LỰC GIỮA TINH DẦU SẢ CHANH VÀ ETHANOL TỚI ESCHERICHIA COLI Trần Đăng Khôi1,*, Hồ Thị Thanh Thủy1, Liêu Mỹ Đông1 1 Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường đại học Công nghiệp thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh * Email: Dkhoi1995@gmail.com Ngày nhận bài: 15/06/2017; Ngày chấp nhận đăng: 02/07/2017 TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả kháng khuẩn đơn lẻ của ethanol (từ 500 ÷ 800µl/ml) và tinh dầu sả chanh (ở các nồng độ khác nhau 400, 350, 200, 100, 50, 30, 10, 5 và 2.5 µl/ml) và kết hợp cả hai chất kháng khuẩn này chống lại vi khuẩn Escherichia coli 250913 bằng phương pháp khuếch tán thạch và xông hơi đĩa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở phương pháp khuếch tán qua thạch, nồng độ ức chế tối thiểu của tinh dầu sả chanh sử dụng chất nhũ hóa tween 80 0.5% là 5 µl/ml, trong khi đối với ethanol là 550µl/ml. Hiệu quả kết hợp tinh dầu 5 µl/ml, tween 80 0.5%và ethanolở các nồng độ 10% và 30% lần lượt tương đương kháng sinh ampicillin và acid nalidixic. Trong phương pháp xông hơi đĩa, kết hợp 250 µl/ml tinh dầu và 150 µl/ml ethanol cho hiệu quả diệt khuẩn tương đương nồng độ tinh dầu 400 µl/ml. Kết quả nghiên cứu cho thấy kết hợp tinh dầu sả chanh và ethanol kháng E. coli cho hiệu quả tương đương ở cùng nồng độ tinh dầu tự do, hứa hẹn tiềm năng ứng dụng trong bảo quản thực phẩm thay thế các chất kháng sinh hóa học độc hại với hiệu quả kinh tế cao. Từ khóa: ethanol, Escherichia coli, hiệp lực, tinh dầu sả 1. MỞ ĐẦU Escherichia coli là một loại vi khuẩn đường ruột thông thường của người và động vật máu nóng [1].Bên cạnh các chủng có lợi tồn tại song song một số chủng gây bệnh, trong đó E.coli là một trong những nguyên nhân gây ra các nhiễm trùng nghiêm trọng ở người và động vật như tiêu chảy, viêm đại tràng tan huyết và hội chứng urê huyết tán [2]. Do nhiệt độ phát triển tối ưu tương đương nhiệt độ cơ thể người (37.4oC) và thời gian thế hệ để tăng sinh chỉ khoảng 20 phút [3] nên E. coli được xem là mối nguy sinh học phổ biến nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Đáng lo ngại hơn, tình trạng kháng kháng sinh của các chủng vi sinh vật nguy hiểm đang ngày càng gia tăng đòi hỏi nhu cầu cấp thiết phải tìm ra các loại kháng sinh mới có nguy cơ kháng thấp [4]. Tinh dầu sả chanh được xem là tinh dầu tiêu biểu cho chất bảo quản tự nhiên an toàn và hiệu quả [5], với cơ chế tác động ảnh hưởng đến nhiều mục tiêu tế bào vi sinh vật trong cùng một thời điểm nên không có sự đề kháng cụ thể nào hoặc sự thích ứng với tinh dầu đã được mô tả [6] và đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả kháng khuẩn của tinh dầu sả chanh đối 297 Trần Đăng Khôi, Hồ Thị Thanh Thủy, Liêu Mỹ Đông với Escherichia coli [5], [7], [8]. Tinh dầu là sản phẩm tự nhiên bao gồm hỗn hợp phức tạp của nhiều phân tử dễ bay hơi [9], chúng tồn tại ở dạng lỏng, hòa tan trong dung môi hữu cơ và không hòa tan trong nước [10]. Trên thực tế, để có được đánh giá phù hợp về hoạt tính kháng khuẩn thì lượng tinh dầu sử dụng nghiên cứu thường được pha loãng ở các nồng độ khác nhau bằng chất nhũ hóa [7]. Gần đây J. Hilbig cùng cộng sự (2016) đã đặt ra nghi vấn về sự ảnh hưởng tiêu cực của các chất tạo nhũ đến hiệu quả kháng khuẩn của tinh dầu [11]. Trong khi việc kết hợp ethanol ở nồng độ từ 10% với các chất kháng khuẩn khác (chitosan, potassium sorbate…) cho hiệu quả kết hợp tốt hơn so với sử dụng chất kháng khuẩn đơn lẻ [12] [13]. Tuy nhiên, hiệu quả kết hợp giữa tinh dầu và ethanol ở nồng độ từ 10% vẫn chưa được công bố một cách đầy đủ. Ở các nồng độ này, ethanol có thể đóng vai trò hòa tan các thành phần kỵ nước của tinh dầu đồng thời cũng đóng vai trò là chất kháng khuẩn. Trong nghiên cứu này, hỗn hợp dễ bay hơi giữa tinh dầu sả chanh (có nguồn gốc Việt Nam) và ethanol đã được nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn Escherichia coli bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch và xông hơi. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Chủng vi sinh vật và chất kháng khuẩn Tinh dầu sử dụng trong nghiên cứu này là tinh dầu sả chanh (Cymbopogon citratus) có nguồn gốc từ Yên Bái, Việt Nam được cung cấp bởi công ty cổ phần tinh dầu Việt Nam. Ethanol với độ tinh khiết 99.7% được cung cấp bởi công ty TNHH giải pháp hóa học Vi Na (VN- CHEMSOL CO.). Vi khuẩ n E.coli 250913 (từ Viê ̣n Pasteur Tp.HCM) được hoạt hóa trong môi trường nutrient broth (NB) và tăng sinh trong môi trường nutrient agar (NA) trong 24 giờ ở nhiệt độ 37oC. Tinh dầu sả chanh được pha loãng trong tween 80 (0.5% v/v) ở các nồng độ 400, 350, 200, 100, 50, 30, 10, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tác động hiệp lực giữa tinh dầu sả chanh và ethanol tới escherichia coli Kỷ yếu hội thảo khoa học – Phân ban công nghệ thực phẩm ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG HIỆP LỰC GIỮA TINH DẦU SẢ CHANH VÀ ETHANOL TỚI ESCHERICHIA COLI Trần Đăng Khôi1,*, Hồ Thị Thanh Thủy1, Liêu Mỹ Đông1 1 Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường đại học Công nghiệp thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh * Email: Dkhoi1995@gmail.com Ngày nhận bài: 15/06/2017; Ngày chấp nhận đăng: 02/07/2017 TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả kháng khuẩn đơn lẻ của ethanol (từ 500 ÷ 800µl/ml) và tinh dầu sả chanh (ở các nồng độ khác nhau 400, 350, 200, 100, 50, 30, 10, 5 và 2.5 µl/ml) và kết hợp cả hai chất kháng khuẩn này chống lại vi khuẩn Escherichia coli 250913 bằng phương pháp khuếch tán thạch và xông hơi đĩa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở phương pháp khuếch tán qua thạch, nồng độ ức chế tối thiểu của tinh dầu sả chanh sử dụng chất nhũ hóa tween 80 0.5% là 5 µl/ml, trong khi đối với ethanol là 550µl/ml. Hiệu quả kết hợp tinh dầu 5 µl/ml, tween 80 0.5%và ethanolở các nồng độ 10% và 30% lần lượt tương đương kháng sinh ampicillin và acid nalidixic. Trong phương pháp xông hơi đĩa, kết hợp 250 µl/ml tinh dầu và 150 µl/ml ethanol cho hiệu quả diệt khuẩn tương đương nồng độ tinh dầu 400 µl/ml. Kết quả nghiên cứu cho thấy kết hợp tinh dầu sả chanh và ethanol kháng E. coli cho hiệu quả tương đương ở cùng nồng độ tinh dầu tự do, hứa hẹn tiềm năng ứng dụng trong bảo quản thực phẩm thay thế các chất kháng sinh hóa học độc hại với hiệu quả kinh tế cao. Từ khóa: ethanol, Escherichia coli, hiệp lực, tinh dầu sả 1. MỞ ĐẦU Escherichia coli là một loại vi khuẩn đường ruột thông thường của người và động vật máu nóng [1].Bên cạnh các chủng có lợi tồn tại song song một số chủng gây bệnh, trong đó E.coli là một trong những nguyên nhân gây ra các nhiễm trùng nghiêm trọng ở người và động vật như tiêu chảy, viêm đại tràng tan huyết và hội chứng urê huyết tán [2]. Do nhiệt độ phát triển tối ưu tương đương nhiệt độ cơ thể người (37.4oC) và thời gian thế hệ để tăng sinh chỉ khoảng 20 phút [3] nên E. coli được xem là mối nguy sinh học phổ biến nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Đáng lo ngại hơn, tình trạng kháng kháng sinh của các chủng vi sinh vật nguy hiểm đang ngày càng gia tăng đòi hỏi nhu cầu cấp thiết phải tìm ra các loại kháng sinh mới có nguy cơ kháng thấp [4]. Tinh dầu sả chanh được xem là tinh dầu tiêu biểu cho chất bảo quản tự nhiên an toàn và hiệu quả [5], với cơ chế tác động ảnh hưởng đến nhiều mục tiêu tế bào vi sinh vật trong cùng một thời điểm nên không có sự đề kháng cụ thể nào hoặc sự thích ứng với tinh dầu đã được mô tả [6] và đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả kháng khuẩn của tinh dầu sả chanh đối 297 Trần Đăng Khôi, Hồ Thị Thanh Thủy, Liêu Mỹ Đông với Escherichia coli [5], [7], [8]. Tinh dầu là sản phẩm tự nhiên bao gồm hỗn hợp phức tạp của nhiều phân tử dễ bay hơi [9], chúng tồn tại ở dạng lỏng, hòa tan trong dung môi hữu cơ và không hòa tan trong nước [10]. Trên thực tế, để có được đánh giá phù hợp về hoạt tính kháng khuẩn thì lượng tinh dầu sử dụng nghiên cứu thường được pha loãng ở các nồng độ khác nhau bằng chất nhũ hóa [7]. Gần đây J. Hilbig cùng cộng sự (2016) đã đặt ra nghi vấn về sự ảnh hưởng tiêu cực của các chất tạo nhũ đến hiệu quả kháng khuẩn của tinh dầu [11]. Trong khi việc kết hợp ethanol ở nồng độ từ 10% với các chất kháng khuẩn khác (chitosan, potassium sorbate…) cho hiệu quả kết hợp tốt hơn so với sử dụng chất kháng khuẩn đơn lẻ [12] [13]. Tuy nhiên, hiệu quả kết hợp giữa tinh dầu và ethanol ở nồng độ từ 10% vẫn chưa được công bố một cách đầy đủ. Ở các nồng độ này, ethanol có thể đóng vai trò hòa tan các thành phần kỵ nước của tinh dầu đồng thời cũng đóng vai trò là chất kháng khuẩn. Trong nghiên cứu này, hỗn hợp dễ bay hơi giữa tinh dầu sả chanh (có nguồn gốc Việt Nam) và ethanol đã được nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn Escherichia coli bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch và xông hơi. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Chủng vi sinh vật và chất kháng khuẩn Tinh dầu sử dụng trong nghiên cứu này là tinh dầu sả chanh (Cymbopogon citratus) có nguồn gốc từ Yên Bái, Việt Nam được cung cấp bởi công ty cổ phần tinh dầu Việt Nam. Ethanol với độ tinh khiết 99.7% được cung cấp bởi công ty TNHH giải pháp hóa học Vi Na (VN- CHEMSOL CO.). Vi khuẩ n E.coli 250913 (từ Viê ̣n Pasteur Tp.HCM) được hoạt hóa trong môi trường nutrient broth (NB) và tăng sinh trong môi trường nutrient agar (NA) trong 24 giờ ở nhiệt độ 37oC. Tinh dầu sả chanh được pha loãng trong tween 80 (0.5% v/v) ở các nồng độ 400, 350, 200, 100, 50, 30, 10, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tinh dầu sả chanh Phương pháp khuếch tán thạch Vi khuẩn Escherichia coli Bảo quản thực phẩm Vi khuẩn đường ruộtGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 161 0 0
-
Giáo trình Phụ gia thực phẩm: Phần 1 - Lê Trí Ân
45 trang 93 0 0 -
53 trang 79 2 0
-
Bài giảng Vệ sinh an toàn thực phẩm - Th.S Hà Diệu Linh
45 trang 63 1 0 -
DEHP là gì và vì sao bị cấm trong thực phẩm?
3 trang 54 0 0 -
Bài giảng Vệ sinh an toàn thực phẩm (75 trang)
75 trang 41 0 0 -
Luận văn Tốt nghiệp: Nghiên cứu khả năng bảo quản lạp xưởng tươi
49 trang 40 0 0 -
96 trang 38 0 0
-
Tổng quan về nisin và ứng dụng trong bảo quản thực phẩm
8 trang 36 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Vi sinh vật thực phẩm
13 trang 35 0 0