Danh mục

Đánh giá tác dụng của dexamethasone đối với kết quả hậu phẫu ở bệnh nhân sau phẫu thuật sửa chữa toàn phần tứ chứng fallot

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 400.74 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm Khảo sát tác dụng của DEXA đối với một số kết quả hậu phẫu liên quan đến đáp ứng viêm ở BN TOF sau PT sửa chữa toàn phần. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tác dụng của dexamethasone đối với kết quả hậu phẫu ở bệnh nhân sau phẫu thuật sửa chữa toàn phần tứ chứng fallot TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƯƠNG 2014 ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA DEXAMETHASONE ĐỐI VỚI KẾT QUẢ HẬU PHẪU Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT SỬA CHỮA TOÀN PHẦN TỨ CHỨNG FALLOT Đồng Sĩ Sằng*; Bùi Đức Phú*; Nguyễn Đặng Dũng** Trần Hoài Ân*; Nguyễn Lương Tấn*; Nguyễn Thị Bạch Yến* TÓM TẮT Khảo sát tác dụng của dexamethasone (DEXA) đối với một số kết quả hậu phẫu ở 47 bệnh nhân (BN) tứ chứng Fallot (TOF) được phẫu thuật (PT) sửa chữa toàn phần, bao gồm 2 nhóm có hoặc không sử dụng DEXA. Các đặc điểm chung trước PT, đặc điểm PT, glucose máu, tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong, thời gian nằm hồi sức và nằm viện không khác biệt giữa hai nhóm (p > 0,05). Tuy nhiên, nhóm DEXA biểu hiện sốt chậm hơn và ít hạ thân nhiệt, giảm thời gian thở máy, giảm điểm inotrop và lượng máu truyền 24 giờ đầu hậu phẫu so với nhóm chứng (p < 0,05). Sử dụng DEXA trước khi chạy tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT) cải thiện một số kết quả hậu phẫu ở BN TOF sau PT sửa chữa toàn phần. * Từ khóa: Tứ chứng Fallot; Dexamethasone. EVALUATION OF EFFECTS OF DEXAMETHASONE ON POSTOPERATIVE OUTCOMES IN PATIENTS WITH TETRALOGY OF FALLOT AFTER COMPLETE REPAIR SURGERY SUMMARY The effects of dexamethasone on some postoperative outcomes were investigated in 47 patients with tetralogy of Fallot (TOF) after complete repair surgery that was composed of two groups with and without dexamethasone administration. Preoperative and operative data, glucocemia, the incidence of infection and death, the length of intensive care unit and hospital stay were not different between 2 groups (p > 0.05). However, dexamethasone group had significantly delayed fever and higher minimum temperature, and decreased significantly the duration of mechanical ventilation, inotrop score and total amount of blood transfused in first 24 hours after operation in comparison with control group (p < 0.05). Dexamethasone administration prior to cardiopulmonary bypass had several effects on the improvement of some postoperative outcomes in TOF patients after complete repair surgery. * Key words: Tetralogy of Fallot; Dexamethasone. * Bệnh viện Trung ương Huế ** Học viện Quân y Người phản hồi (Corresponding): Đồng Sĩ Sằng (sangdongsi@yahoo.com) Ngày nhận bài: 25/01/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/02/2014 Ngày bài báo được đăng: 28/02/2014 150 TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƯƠNG 2014 ĐẶT VẤN ĐỀ Tứ chứng Fallot (TOF: Tetralogy of Fallot) là bệnh tim bẩm sinh có tím thường gặp nhất, tỷ lệ biến chứng và tử vong cao nếu không được điều trị, nhưng lại có thể chữa khỏi bằng PT triệt để [1]. Tỷ lệ biến chứng chung sau PT bệnh TOF thay đổi từ 20 - 40% [12]. PT tim với sự hỗ trợ của THNCT gây ra hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS: systemic inflammatory response syndrome). Hội chứng này nếu không được kiểm soát, có thể dẫn đến nhiều biến chứng hậu phẫu: suy hô hấp, suy thận, rối loạn cầm máu… suy đa tạng và thậm chí tử vong [2, 13]. Glucocorticoid được sử dụng trong PT tim để làm giảm đáp ứng viêm, cải thiện chức năng tạng và kết quả lâm sàng sau PT tim với THNCT ở cả trẻ em và người trưởng thành [2, 5, 13, 14]. Mục tiêu của nghiên cứu: Khảo sát tác dụng của DEXA đối với một số kết quả hậu phẫu liên quan đến đáp ứng viêm ở BN TOF sau PT sửa chữa toàn phần. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu 47 BN TOF được PT sửa chữa toàn phần từ tháng 11 - 2009 đến 4 - 2011 tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện TW Huế. Nghiên cứu này được chấp thuận bởi Hội đồng Y đức Bệnh viện TW Huế. Glucocorticoid bắt đầu được sử dụng tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện TW Huế từ tháng 8 - 2008 và tùy vào quyết định của bác sỹ điều trị. Chia BN thành 2 nhóm: nhóm DEXA: 31 BN sử dụng DEXA 1 mg/kg cân nặng theo đường tĩnh mạch ngay sau khi khởi mê; nhóm chứng: 16 BN không sử dụng glucocorticoid. Các diễn biến lâm sàng được ghi nhận (qua bệnh án) của bác sỹ và điều dưỡng Khoa Ngoại Lồng ngực và Khoa Hồi sức tim, Trung tâm Tim Mạch - Bệnh viện TW Huế. Tính nhu cầu sử dụng các thuốc hỗ trợ tuần hoàn sau PT theo điểm inotrop 24 giờ sau mổ theo công thức: [(dopamine + dobutamine) x 1] + [milrinone x 20] + [(epinephrine + norepinephrine) x 100] [6]. Tất cả số liệu được thu thập theo mẫu thống nhất và đã chuẩn hóa. Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 10.05. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Đặc điểm chung. Bảng 1: Đặc điểm chung và đặc điểm PT. DEXA (n = 31) (n = 16) Tuổi (năm) 8,74 ± 10,40 8,75 ± 6,85 Cân nặng (kg) 17,43 ± 12,20 21,09 ± 14,58 Tím 0 Hạ nhiệt ( C) THNCT (phút) p 0,927 0,366 16 (51,6%) 8 (50,0%) 0,838 31,00 ± 1,36 30,93 ± 1,69 0,878 139,26 ± 30,67 121,50 ± 30,61 0,066 Kẹp động mạch chủ 80,32 ± 14,86 79,25 ± 20,78 (phút) 0,839 Thời gian PT (phút) 265,97 ± 35,22 244,69 ± 50,44 0,098 Giữa hai nhóm không khác biệt về đặc điểm chung trước và tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: