Danh mục

Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,002.61 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình chính là nhằm xác định mức độ thuận lợi của điều kiện khí hậu đối với toàn bộ hoạt động du lịch. Từ đó đề ra các phương hướng và biện pháp để khai thác sử dụng hợp lí, phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh du lịch của tỉnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2014, Vol. 59, No. 4, pp. 171-180 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH Nguyễn Hoàng Sơn Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Huế Tóm tắt. Các yếu tố khí tượng đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, nó quyết định đến các loại hình hoạt động du lịch trên một lãnh thổ nhất định. Qua nghiên cứu đặc trưng các yếu tố khí hậu ở tỉnh Quảng Bình cho thấy: các yếu tố bức xạ, mây, nắng, chế độ gió, độ ẩm không khí,. . . đều thuộc loại tốt đến rất tốt đối với sức khỏe con người và thuận lợi cho sự phát triển du lịch. Tuy nhiên, để hoạt động du lịch ở tỉnh Quảng Bình được thuận lợi nhất, cần chú ý những điểm sau: Từ tháng 4 đến tháng 8 có gió tây khô nóng; Dông, lốc, mưa đá xảy ra vào tháng 4, tháng 5 và tháng 9, tháng 10; Bão xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 10; Từ tháng 8 năm trước đến tháng 5 năm sau có gió mạnh, tháng 6 ít gió; Từ tháng 4 đến tháng 10 nhiệt độ tăng cao (nắng nóng); từ tháng 12 đến tháng 2 nhiệt độ giảm (lạnh). Từ khóa: Đánh giá, khí hậu, du lịch, Quảng Bình. 1. Mở đầu Quảng Bình nằm trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp Lào và phía Đông giáp biển Đông. Hệ thống giao thông của Quảng Bình tương đối thuận lợi trong việc kết nối đến các thị trường du lịch quan trọng của Việt Nam. Nguồn tài nguyên du lịch nơi đây phong phú, đa dạng cả tự nhiên lẫn nhân văn. Quảng Bình vừa có rừng, vừa có biển, với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như cửa biển Nhật Lệ, đèo Ngang, đèo Lý Hoà, bãi Đá Nhảy... và đặc biệt là Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng với động Phong Nha được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới - một trong những hang động đẹp nhất thế giới với nhiều kỉ lục guiness về hang động. Với bề dày lịch sử, Quảng Bình còn nổi tiếng với những tài nguyên du lịch nhân văn từ các di chỉ văn hoá cổ thuộc nền văn hóa Hoà Bình và Đông Sơn, các di tich Ngày nhận bài: 8/5/2014. Ngày nhận đăng: 12/6/2014. Tác giả liên lạc: Nguyễn Hoàng Sơn, địa chỉ e-mail: sonkdia06@gmail.com 171 Nguyễn Hoàng Sơn lịch sử như Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy, Rào Sen, hệ thống các di tích, địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ Chí Minh,... tất cả đã tạo thành những tiền đề quan trọng để du lịch Quảng Bình phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành du lịch Quảng Bình trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn và chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Nhiều vấn đề đặt ra đối với nguồn tài nguyên du lịch... Trong đó khí hậu là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn cả về doanh thu lẫn lượng du khách đến Quảng Bình. Nằm trong vùng khí hậu Đông Trường Sơn - Quảng Bình chịu tác động mạnh mẽ của chế độ gió mùa Đông Bắc lạnh về mùa đông và gió phơn Tây Nam khô nóng về mùa hạ, lại là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ lụt, dông, lốc, mưa đá [3, 6], . . . nên gây khó khăn không nhỏ cho các hoạt động sản xuất nói chung cũng như hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng nói riêng ở từng thời kì trong năm. Do vậy, việc đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình chính là nhằm xác định mức độ thuận lợi của điều kiện khí hậu đối với toàn bộ hoạt động du lịch. Từ đó đề ra các phương hướng và biện pháp để khai thác sử dụng hợp lí, phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh du lịch của tỉnh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở dữ liệu và phương pháp đánh giá Khí hậu tác động lên con người cũng như các hoạt động dân sinh kinh tế một cách tổng hợp và đồng bộ. Khí hậu có liên quan trực tiếp và có ảnh hưởng nhiều nhất đến toàn bộ hoạt động du lịch [4, 6, 8]. Các điều kiện khí hậu đa dạng và đặc sắc đã được khai thác để phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau. Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ mục đích phát triển du lịch cũng chính là sự đánh giá tổng hợp các yếu tố khí tượng (nhiệt độ, độ ẩm, gió, ánh nắng. . . ) thích hợp hay không thích hợp đối với sức khoẻ con người. Trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi sử dụng chuỗi số liệu khí hậu của các trạm khí tượng Đồng Hới, Ba Đồn, Tuyên Hóa và số liệu của các trạm đo mưa Troóc, Hướng Hóa, Đồng Tâm, Roòn, Lệ Thủy. Bảng 1. Danh sách các trạm khí tượng Stt Trạm Vĩ độ Kinh độ Độ cao (m) ◦ 1 Đồng Hới 17 28’ 106◦ 37’ 7 2 Ba Đồn 17◦ 45’ 106◦ 2 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: