Danh mục

Đánh giá thực trạng nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm tại bếp ăn tập thể của các nhà máy, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc tỉnh Hưng Yên năm 2018 và thực hiện các giải pháp can thiệp

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 238.72 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết là nghiên cứu cắt ngang được tiến hành để đánh giá thực trạng nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm tại bếp ăn tập thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2018.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá thực trạng nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm tại bếp ăn tập thể của các nhà máy, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc tỉnh Hưng Yên năm 2018 và thực hiện các giải pháp can thiệpNGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN GỐC NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM TẠI BẾP ĂN TẬP THỂ CỦA CÁC NHÀ MÁY, XÍ NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THUỘC TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2018 VÀ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP Đỗ Mạnh Hùng, Nguyễn Thanh Long* Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hưng Yên (Ngày đến tòa soạn: 29/6/2019; Ngày sửa bài sau phản biện: 30/8/2019; Ngày chấp nhận đăng: 6/9/2019)Tóm tắt Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành để đánh giá thực trạng nguồn gốc nguyên liệu thực phẩmtại bếp ăn tập thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2018. Kếtquả nghiên cứu cho thấy khối lượng rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả, thủy sản mua tại đơn vị sản xuấtđược xác định có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện hoặc giấy tờ tương đương khác chiếm tỷ lệ khôngcao lần lượt là 2,3%, 2,9%, 2,4%, 3,6%. Có 11,1% cơ sở sản xuất rau, củ, quả có giấy chứng nhận đủđiều kiện an toàn thực phẩm hoặc các giấy tờ khác tương đương khác. Chỉ điều tra được 01 cơ sở nuôitrồng thủy sản đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, phần lớn thủy sản cònlại được thu mua từ các hộ nuôi trồng nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình không có giấy chứng nhận cơ sở đủđiều kiện an toàn thực phẩm hoặc giấy tờ tương đương khác. Cần mở rộng các mô hình sản xuất, sơchế, chế biến, kinh doanh nguyên liệu thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo hướng an toàn như: mô hìnhtrồng rau, củ, quả an toàn, mô hình nuôi cá an toàn, mô hình chăn nuôi, giết mổ an toàn theo hướngVietGAP... nhằm đáp ứng nhu cầu cho các bếp ăn tập thể cũng như người dân trên địa bàn tỉnh. Từ khóa: Bếp ăn tập thể của doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, nguồn gốc nguyên liệu, antoàn thực phẩm, Hưng Yên.1. ĐẶT VẤN ĐỀ An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến sức khỏe con người cũng làvấn đề có tính thời sự nóng bỏng. Hiện nay ATTP đang gây bức xúc của toàn xã hội, trong thời gianqua các ngành chức năng đã phát hiện nhiều loại thực phẩm không an toàn được bày bán trên thị trường,đưa vào các bếp ăn tập thể, tiềm ẩn nguy cơ rất lớn đối với sức khỏe người sử dụng. Để đảm bảo ATTPthì tất cả các khâu trong chuỗi bảo đảm chất lượng thực phẩm (từ khâu nuôi trồng, đánh bắt đến sảnxuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng) đều phải an toàn. Nếu bất kỳ khâu nàokhông đạt yêu cầu thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm vẫn có thể xảy ra. Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) từ năm 2011 đến năm 2015, cả nước xảy ra856 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) làm 26.554 người mắc, trong đó 155 người tử vong [4]. Riêngtrong năm 2018, trên địa bàn cả nước xảy ra 84 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 3.174 người bị ngộ độc,trong đó 11 người tử vong [9]. Tại tỉnh Hưng Yên, theo thống kê của Chi cục An toàn vệ sinh thựcphẩm, từ năm 2010 đến năm 2017 đã xảy ra 10 vụ NĐTP, với tổng số 529 người mắc, trong đó 05 vụxảy ra tại các bếp ăn tập thể (BATT) doanh nghiệp, 04/05 vụ xảy ra tại BATT các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài [1-3]. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người lao động và tìnhhình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc kiểm soát nguồn nguyên liệu thực phẩm là một khâu quan trọng trong công tác đảm bảoan toàn thực phẩm tại các BATT. Qua công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy còn nhiều BATT nguyên* Điện thoại: 0914031085 Email: trihatrangthi@gmail.com106 Tạp chí KIỂM NGHIỆM VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM (Số 3-2019) NGHIÊN CỨU KHOA HỌCliệu thực phẩm nhập vào chưa đảm bảo an toàn thực phẩm. Thực tế việc sản xuất, chế biến, kinhdoanh nguyên liệu thực phẩm cung cấp cho các BATT trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là BATT của cácnhà máy, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn nhỏ lẻ, manh mún, khó kiểm soát, đây là mối nguygây mất an toàn thực phẩm. Xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương, cần có cơ sở khoa họcđể nâng cao chất lượng ATTP trong thời gian tới, đặc biệt là đánh giá nguồn nguyên liệu thực phẩmcung cấp cho các BATT nhà máy, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chúng tôi nghiên cứu đề tài:“Đánh giá thực trạng nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm tại bếp ăn tập thể của các nhà máy, xí nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài thuộc tỉnh Hưng Yên năm 2018 và thực hiện các giải pháp can thiệp”.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) là các BATT doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạtđộng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu đã được tiến hành từ tháng 01 đến tháng 10 năm 2018. Địa điểm nghiên cứu tại tất cả bếp ăn tập ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: