Danh mục

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch đường sông vườn trái cây Lái Thiêu tỉnh Bình Dương

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 401.93 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng du lịch đường sông vườn trái cây Lái Thiêu tỉnh Bình Dương. Trong bài viết này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá theo thang điểm tổng hợp, phương pháp khảo sát thực địa và phương pháp phỏng vấn sâu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch đường sông vườn trái cây Lái Thiêu tỉnh Bình Dương ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG VƯỜN TRÁI CÂY LÁI THIÊU TỈNH BÌNH DƯƠNG Phan Văn Trung1, Lê Thị Ngọc Anh1 , Đỗ Ngọc Trinh2 1. Khoa Công nghiêp Văn hóa, Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. Lớp D20DULILH01, Khoa Công nghiệp Văn hóa, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng du lịch đường sông vườn trái cây LáiThiêu tỉnh Bình Dương. Trong bài viết này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá theothang điểm tổng hợp, phương pháp khảo sát thực địa và phương pháp phỏng vấn sâu. Kết quả nghiêncứu cho thấy khu vực vườn trái cây Lái Thiêu có nhiều tiềm năng thuận lợi phát triển du lịch đườngsông như: độ hấp dẫn, vị trí, sức chứa, môi trường và khả năng liên kết các điểm tài nguyên. Tuynhiên, hạn chế về cơ sở vật chất kĩ thuật và khả năng quản lí đang cản trở phát triển du lịch đườngsông ở địa bàn nghiên cứu. Thực trạng hoạt động du lịch cho thấy số lượng vườn trái cây kinh doanhdịch vụ du lịch còn ít đồng thời quá trình khai thác có những hạn chế về sản phẩm du lịch, nguồnnhân lực và hiệu quả kinh tế. Dựa trên kết quả đánh giá, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp khaithác hiệu quả tiềm năng du lịch đường sông vườn trái cây Lái Thiêu. Từ khoá: du lịch đường sông; tiềm năng du lịch; vườn trái cây Lái Thiêu1. MỞ ĐẦU Vườn trái cây Lái Thiêu là khái niệm địa lí định danh cho vùng thủ phủ trái cây lớn nhất phía tâynam của tỉnh Bình Dương, gắn liền với thương hiệu “Măng cụt Lái Thiêu” đã được Bộ KH & CN ViệtNam chứng nhận năm 2013 thuộc địa bàn các phường Vĩnh Phú, phường Lái Thiêu, phường BìnhNhâm, phường Hưng Định, phường An Thạnh và xã An Sơn. Trong quá trình phát triển của thành phốThuận An, diện tích vườn trái cây Lái Thiêu hiện nay phân bố dọc theo sông Sài Gòn bao gồm phườngBình Nhâm, phường Hưng Định, phường An Thạnh và xã An Sơn (Phòng Kinh tế TP Thuận An, 2023).Đây là khu vực nổi tiếng từ lâu về nhiều loại cây ăn trái miền nhiệt đới đặc biệt là măng cụt, sầu riêng,mít tố nữ, chôm chôm, bòn bon. Vườn trái cây Lái Thiêu còn gắn liền với cảnh sắc thiên nhiên độc đáoven sông Sài Gòn và các làng nghề truyền thống, di tích lịch sử văn hoá hấp dẫn. Bình Dương có tiềm năng đường sông (DLĐS) lớn với con sông lớn Đồng Nai và Sài Gòn bao bọchai phía tây – đông của tỉnh, kết nối hầu hết các điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh với khoảng cách bến sôngđến điểm tài nguyên (TN) không quá xa, thuận lợi khai thác tuyến du lịch kết hợp. Sông Sài Gòn chạydọc rìa tây của tỉnh, đi qua các điểm du lịch nổi tiếng trong đó các di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gianhư làng nghề gốm sứ Lái Thiêu, vườn trái cây Lái Thiêu, đình thần Phú Long, nhà cổ Trần Văn Hồ. Tuynhiên, hoạt động du lịch của tỉnh chưa xứng đáng với tiềm năng du lịch, giai đoạn 2015-2020 chỉ tăng từ4200 đến 5500 nghìn lượt khách, riêng năm 2020 chỉ có 292,7 nghìn lượt khách lưu trú (Sở VHTT&DLtỉnh Bình Dương, 2021). Trong bối cảnh hiện tại, quá trình đô thị hoá mạnh mẽ của khu vực Đông NamBộ đã thúc đẩy nhu cầu du lịch gia tăng, đặc biệt là du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh các điểmđến du lịch trong vùng cũng yêu cầu phải đa dạng loại hình và sản phẩm du lịch mới. Trên cơ sở đó, BìnhDương đã có chính sách khuyến khích phát triển DLĐS nhằm khai thác lợi thế đặc điểm tự nhiên của hệthống sông Đồng Nai – Sài Gòn cùng các TN du lịch ven bờ phong phú. Vườn cây ăn trái Lái Thiêu trởthành điểm đến DLĐS hấp dẫn dựa trên vị trí theo tuyến đường sông Sài Gòn và lợi thế du lịch sinh thái– miệt vườn. Ngoài ra, quá trình đô thị hoá mạnh mẽ đã xoá bỏ các vườn trái cây ở hai phường Vĩnh Phúvà Lái Thiêu, thu hẹp diện tích các vườn trái cây của khu vực gây khó khăn cho việc khai thác hoạt độngdu lịch của một số cơ sở và phát triển bền vững nông nghiệp địa phương (Phòng Kinh tế TP Thuận An, 1132023). Do vậy, việc đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển DLĐS là hướng đi mới nhằm nângcao hiệu quả hoạt động du lịch ở các điểm đến sẵn có, khai thác tốt tiềm năng các vườn trái cây ven sôngtrong khu vực Lái Thiêu.2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Dữ liệu nghiên cứu - Dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu dựa trên các kế hoạch – báo cáo của Sở Văn hoá – Thể thaoDu lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015 – 2021; báo cáo thống kê nông nghiệp do Phòng Kinh tếthành phố Thuận An cung cấp, số liệu báo cáo của UBND phường, xã trong khu vực nghiên cứu vàcác tài liệu khác liên quan tới vườn trái cây Lái Thiêu. - Dữ liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu được thu thập trực tiếp thông qua phỏng vấn 15 đối tượng làchủ vườn trái cây, cán bộ quản lí trong khu vực nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát thực địa: sử dụng để khảo sát và đánh giá các tiêu chí về tiềm năngDLĐS khu vực Lái Thiê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: