Danh mục

Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau luật đất đai từ 2004 đến 2010 tại huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.44 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ pháp lý để người sử dụng đất yên tâm và mạnh dạn hơn khi đầu tư cũng như sử dụng thửa đất của mình. Bên cạnh đó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn là tài sản để người sử dụng thực hiện các giao dịch bất động sản. Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau luật đất đai từ 2004 đến 2010 tại huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT SAU LUẬT ĐẤT ĐAI TỪ 2004 ĐẾN 2010 TẠI HUYỆN HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Văn Bình1, Hồ Kiệt1, Nguyễn Tài2 1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 2 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế Tóm tắt. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ pháp lý để người sử dụng đất yên tâm và mạnh dạn hơn khi đầu tư cũng như sử dụng thửa đất của mình. Bên cạnh đó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn là tài sản để người sử dụng thực hiện các giao dịch bất động sản như: chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn,… bằng quyền sử dụng đất. Công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Hương Trà ngày càng đi vào nề nếp, việc sử dụng đất ngày càng ổn định hơn từ đó đảm bảo cho việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch và đúng pháp luật. Công tác lập hồ sơ địa chính và đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hương Trà đã đạt được những kết quả khá cao, đến cuối năm 2010 đã cấp được 18.677 giấy trên tổng số 21.395 hộ sử dụng đất, đạt 87,30% so với số hộ sử dụng đất. Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương ở các xã chưa quan tâm chỉ đạo sâu sát để tổ chức thực hiện Luật đất đai 2003 và thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Việc xác định thừa kế quyền sử dụng đất còn gặp phải khó khăn do người đăng ký sử dụng đất đã chết mà không để lại di chúc nên phải lập thừa kế theo pháp luật. Các xã miền núi được đầu tư đo đạc lập hồ sơ địa chính chậm, bản đồ địa chính và các loại bản đồ khác chỉ mới thành lập sau những năm gần đây cho nên việc triển khai cấp giấy cho người dân trong những năm qua gặp nhiều khó khăn;... 1. Đặt vấn đề Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu, qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cung cấp số liệu để cơ quan Nhà nước nắm bắt được tình hình sử dụng đất đai có hiệu quả hay không, việc sử dụng đất có công bằng theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Ngày nay, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất càng quan trọng hơn vì đất đai ngày càng có giá trị cao trong thị trường bất động sản. Việc cấp giấy giúp cho người sử dụng đất có tính pháp lý rõ ràng và sử dụng đúng mục đích theo quy định của Nhà nước. Đặc 29 biệt do tốc độ gia tăng dân số ngày càng cao, nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn, trong khi đó diện tích đất không thay đổi nên vấn đề quản lý và sử dụng đất một cách chặt chẽ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả là một bài toán cực kỳ khó khăn và phức tạp đối với các nhà quản lý. Dưới sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xem như là một tài sản có giá trị lớn. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ pháp lý để người sử dụng đất yên tâm và mạnh dạn hơn khi đầu tư cũng như sử dụng thửa đất của mình. Bên cạnh đó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn là tài sản để người sử dụng thực hiện các giao dịch bất động sản như: chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn,… bằng quyền sử dụng đất. Từ những vấn đề trên cho thấy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vừa là một công cụ rất quan trọng trong quản lý Nhà nước về đất đai, vừa là phương tiện để người sử dụng đất thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật Đất đai năm 2003. Do đó, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Hương Trà nói riêng đang đẩy nhanh tiến độ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là công tác để hoàn thành việc lập hồ sơ địa chính và thiết lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và người sử dụng đất. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Thực trạng của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hương Trà; 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu: Là phương pháp nghiên cứu được áp dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với đề tài này việc thu thập tài liệu, số liệu tại các cơ quan chuyên môn. 2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp xử lý các tài liệu, số liệu điều tra: Trên cơ sở các thông tin về tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành lựa chọn, sàng lọc các thông tin đó để sắp xếp đúng theo các chuyên đề cụ thể, chọn lọc các thông tin theo từng thời kỳ. 2.2.3. Phương pháp minh họa bằng bảng biểu: Dựa vào các thông tin về tài liệu, số liệu thu thập để sắp xếp, bố trí trong các bảng biểu theo đúng chủ đề, chuyên đề và thời kỳ theo mẫu bảng biểu được quy định cụ thể của ngành. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu 30 Huyện Hương Trà được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 107036’30” đến 107004’45” kinh độ Đông và từ 16016’30” đến 16036’30” vĩ độ Bắc. Địa giới hành chính ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: