Danh mục

Đánh giá trạng thái dinh dưỡng của cây cà phê trồng ở Tây Nguyên

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 559.46 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tiến hành phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong lá cà phê ở 5 giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau: Cà phê trồng mới, cà phê đang thời kì kinh doanh, cà phê già cỗi, cà phê tái canh có triển vọng và cà phê tái canh phát triển kém tại các vùng trồng cà phê trong điểm ở Tây Nguyên để có cơ sở khoa học phụ vụ cho việc sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học kéo dài thời gian kinh doanh và tái canh cây cà phê.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá trạng thái dinh dưỡng của cây cà phê trồng ở Tây Nguyên JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1059.2015-00013 Natural Sci. 2015, Vol. 60, No. 4, pp. 92-98 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI DINH DƯỠNG CỦA CÂY CÀ PHÊ TRỒNG Ở TÂY NGUYÊN Vũ Văn Hiển Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Số liệu phân tích hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong phiến lá, cuống lá hoặc trong nhựa ứa ra từ cổ rễ lúc cắt ngang thân cho ta biết nhu cầu dinh dưỡng của cây. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong lá cà phê ở 5 giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau: Cà phê trồng mới, cà phê đang thời kì kinh doanh, cà phê già cỗi, cà phê tái canh có triển vọng và cà phê tái canh phát triển kém tại các vùng trồng cà phê trong điểm ở Tây Nguyên để có cơ sở khoa học phụ vụ cho việc sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học kéo dài thời gian kinh doanh và tái canh cây cà phê. Từ khóa: Dinh dưỡng, cà phê, Tây Nguyên. 1. Mở đầu Để xác định được nhu cầu của cây về thành phần và liều lượng phân bón theo giai đoạn sinh tr- ưởng, phát triển, người ta có thể căn cứ vào triệu chứng về hình thái:chiều cao cây, màu sắc lá đặc tr- ưng xuất hiện trên cây khi bị thiếu nguyên tố cụ thể. Hình dạng bên ngoài của cây phản ánh quá trình sinh hoá bên trong cây.Thiếu một nguyên tố dinh dưỡng nào đó đều có thể làm cho việc trao đổi chất ở cây bị ngừng trệ. Do đó cấu tạo bên ngoài của lá, thân cũng như hình dạng, màu sắc của lá thay đổi. Khi các triệu chứng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng đã biểu lộ ra ngoài thì trong cây đã rối loạn trao đổi chất và các quá trình sinh trưởng, phát triển đã bị ảnh hưởng nhiều rồi. Tuy nhiên, chỉ dựa vào hình dạng bên ngoài của cây để xác định xem cây có thiếu nguyên tố dinh dưỡng hay không đôi khi cho kết quả không chính xác. Bởi vì có nhiều trường hợp tuy đã bón loại phân cây đang thiếu nhưng vẫn xuất hiện triệu chứng cây thiếu nguyên tố đó. Nguyên nhân có thể là do cây không hút được hoặc hút không đủ số lượng cần thiết do hiện tượng đối kháng ion. Hoặc phân bón đã bị rửa trôi hoặc chuyển sang dạng không hoà tan cây không sử dụng được. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp đất chứa quá nhiều chất cây không cần hoặc cần ít cũng có thể gây ảnh hưởng tới hình dạng bên ngoài của cây. Vỡ vậy, trong thực tế người ta cũn căn cứ vào số liệu phân tích hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong phiến lá, cuống lá hoặc trong nhựa ứa ra từ cổ rễ lúc cắt ngang thân để chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng của cây. Việc phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong lá để chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới như ở Brasil [1], Columbia [2], Costa Rica [3], Hawai [4], Kenya [5]... và đã cho kết quả mong muốn. Để có cơ sở khoa học phụ vụ cho việc sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học kéo dài thời gian kinh doanh và tái canh cây cà phê chúng tôi đã tiến hành phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong lá cà phê tại các vùng trồng cà phê trong điểm ở Tây Nguyên. Ngày nhận bài: 11/12/2014. Ngày nhận đăng: 25/4/2015. Tác giả liên lạc: Vũ Văn Hiển, địa chỉ e-mail: hienvv@hnue.edu.vn 92 Đánh giá trạng thái dinh dưỡng của cây cà phê trồng ở Tây Nguyên 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cây cà phê trồng ở Đắc Lắc và Gia Lai. Nội dung nghiên cứu: Xác định hàm lượng N, P, K, Ca, Mg, Fe, Mn, Cu, Zn và B trong lá cà phê tại vùng trồng cà phê trọng điểm ở Đắc Lắc và Gia Lai, qua đó đánh giá được mức độ bảo đảm dinh dưỡng đại, trung và vi lượng của cây cà phê. 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp lấy mẫu phân tích Mẫu lá được lấy ở hai tỉnh Đăk Lắc và Gia Lai. Ở mỗi tỉnh chọn 3 địa điểm khác nhau để lấy mẫu. Ở mỗi địa điểm chọn 5 lô cà phê có giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau: Lô 1: Cà phê trồng mới Lô 2: Cà phê đang thời kì kinh doanh (tốt và xấu) Lô3 : Cà phê già cỗi Lô 4: Cà phê tái canh có triển vọng Lô 5: Cà phê tái canh phát triển kém Mỗi lô chọn lấy 03 cây theo hình tam giác cân. Vị trí lấy mẫu: Mẫu được lấy ở các cành giữa tầng tán. Không lấy ở cành la, không lấy ở cành vượt. Lấy mẫu ở các cành phơi ra ánh sáng, không lấy ở các cành bị che khuất ánh sáng. Lấy lá thứ 3 tính từ búp lá xuống, lấy đều ở các cành quanh tán cây. Thời gian lấy mẫu: Mẫu lá được lấy vào tháng 4 năm 2013. * Xử lí, bảo quản và phân tích mẫu Mẫu lá được xử lí, bảo quản và phân tích tại Phòng phân tích Nông hóa, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông –Lâm nghiệp Tây Nguyên. Mức độ bảo đảm dinh dưỡng đại, trung và vi lượng trong lá cà phê được đánh giá theo thang phân loại, đánh giá của Medcalfet et al. (1955) [1] Chaverri et al. (1957) [3], Cooil (1954) [4] và Trương Hồng (2003) [6, 7]. * Phương pháp xử lí số liệu phân tích Số liệu phân tích được xử lí bằng phương pháp thống kê toán học dành cho các nghiên cứu trong nông nghiệp [8]. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Hàm lượng nitơ trong lá Kết quả phân tích hàm lượng nitơ trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1. Hàm lượng nitơ (%) trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên Lô cà phê Khoảng Giá trị Mức biến động trung bình bảo đảm Trồng mới 2,81 - 3,85 3,26 ± 0,16 Cao Thời kì Tốt 2,53 - 2,97 2,75 ± 0,21 Trung bình kinh doanh Xấu 2,99 - 3,86 3,27 ± 0,14 Cao Già 2,51 - 3,96 ...

Tài liệu được xem nhiều: