Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu, xây dựng quy trình và các mô hình tái canh ngay cà phê vối tại các vùng sản xuất cà phê trọng điểm bị bệnh vàng lá, thối rễ, chết cây do tuyến trùng và nấm gây hại nhằm giải quyết những khó khăn cho tái canh cà phê. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả nghiên cứu nguyên nhân chính gây chết cà phê tái canh và đề xuất giải pháp khắc phục cho vùng Tây Nguyên KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY CHẾT CÀPHÊ TÁI CANH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CHO VÙNG TÂY NGUYÊN Nguyễn Văn Tuất, Trương Hồng, Đinh Thị Tiếu Oanh, Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Xuân Hòa, Lê Văn PhiI. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo số liệu của Cục Trồng trọt (2015), các tỉnh vùng Tây Nguyên đã tái canhtrồng mới và ghép cải tạo 61.781 ha cà phê. Trong thực tiễn, các diện tích cà phê trồnglại trên nền đất cũ thường bị chết, nguyên nhân chủ yếu do tuyến trùng trong đất tấncông và nấm bệnh xâm nhập làm thối nhanh rễ cà phê, sinh trưởng kém dẫn đến việctái canh tác cà phê thường không có hiệu quả. Đây là vấn đề đang tồn tại ảnh hưởngđến sự phát triển bền vững ngành cà phê. Quy trình tái canh cà phê vối đã ban hành yêu cầu thời gian luân canh dài >3năm, đã và đang là trở ngại lớn đối với các nông hộ trồng lại cà phê, khi nguồn thu nhậptừ việc luân canh cải tạo đất là không cao nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Từ năm2014 - 2016, đề tài “Nghiên cứu nguyên nhân chính gây chết cà phê tái canh và đềxuất giải pháp khắc phục” đã triển khai nghiên cứu, xây dựng quy trình và các mô hìnhtái canh ngay cà phê vối tại các vùng sản xuất cà phê trọng điểm bị bệnh vàng lá, thối rễ,chết cây do tuyến trùng và nấm gây hại nhằm giải quyết những khó khăn cho tái canh càphê. Những kết quả của đề tài không chỉ bổ sung thông tin khoa học về tuyến trùng, nấmvà bệnh vàng lá, thối rễ gây hại cà phê tái canh mà còn bổ sung để hoàn thiện “Quy trìnhtái canh cà phê vối” nhằm đáp ứng một cách hiệu quả và thiết thực yêu cầu của ngườisản xuất trong quá trình tái canh cà phê hiện nay.II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU2.1. Nghiên cứu đánh giá thực trạng vườn cà phê sau tái canh tại Tây nguyên2.2. Nghiên cứu xác định nguyên nhân chính gây chết cây cà phê tái canh2.3. Nghiên cứu giải pháp KHCN phòng trừ tác nhân gây chết cây cà phê trồngtái canh.2.4. Xây dựng mô hình trồng tái canh cây cà phê đạt hiệu quả cao.III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1. Nghiên cứu đánh giá thực trạng vườn cà phê sau tái canh tại Tây nguyên3.1.1. Kết quả điều tra tình hình tái canh cà phê Tình trạng của vườn cà phê trước khi nhổ bỏ để tái canh, vấn đề cây giống vàbiện pháp canh tác trong đó có gom rễ, phơi đất, bón phân, tưới nước, luân canh vàquản lý sâu bệnh hại là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ thành công trong táicanh cà phê. Các vườn cà phê tái canh thành công là những vườn có lịch sử vườn cây già cỗitrước khi nhổ thanh lý cây còn sinh trưởng và phát triển tốt, có tỷ lệ cây vàng lá và câychết trước khi tái canh ≤ 20%. Các vườn cây có tỷ lệ cây bị vàng lá và chết > 20% thìhầu hết tái canh thất bại. Các vườn cà phê già cỗi > 20 năm tuổi, không bị bệnh vànglá, thối rễ thì mức độ tái canh thành công cao hơn so với vườn ≤ 20 năm tuổi. Việc bón phân cho cà phê thiếu cân đối, phần lớn vượt liều lượng theo quy trìnhtừ 10 - 23%, gây lãng phí và giảm hiệu quả đầu tư. Trong khi đó, lượng phân hữu cơbón lót thấp chỉ 7,0 - 12,0 kg/hố (quy trình là 18 kg/hố). Chất lượng cây giống ảnhhưởng rất lớn đến tỷ lệ vườn tái canh thành công.3.1.2. Kết quả điều tra vườn cà phê tái canh thành công và thất bại - Nguyên nhân vườn cà phê tái canh thất bại: Về vi sinh vật: những vườn cà phê tái canh thất bại đều có mật độ tuyến trùngtrong đất ≥100 con/100 g đất và mật độ tuyến trùng trong rễ ≥150 con/5 g rễ. Về các điều kiện khác có liên quan đến tái canh thất bại gồm: những vườn trướckhi tái canh bị bệnh vàng lá, thối rễ do tuyến trùng và nấm bệnh gây hại nặng; vườnsau khi nhổ bỏ không được cày rà rễ, thu gom để đốt trước khi luân canh và trong thờigian luân canh; vườn không xử lý hố và bón lót phân hữu cơ trước khi trồng tái canh;tình trạng cây giống không đủ tiêu chuẩn; sau khi tái canh vườn cây bị bệnh vàng lá,thối rễ không được xử lý kịp thời, không bón lót phân hữu cơ hàng năm. - Vườn cà phê tái canh thành công cần đảm bảo các yêu cầu: Về vi sinh vật: vườn tái canh thành công có mật độ tuyến trùng trong đất ≤100con/100 g đất và mật độ tuyến trùng trong rễ ≤150 con/5 g rễ. Vườn tái canh ngay (không luân canh): Tuổi vườn cây trước khi thanh lýthường > 20 năm, có năng suất thấp và không bị nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ do tuyếntrùng và nấm bệnh; trước khi tái canh phải được cày rà rễ, phơi đất trong mùa khô, thugom để đốt ít nhất 3 lần trước khi chuẩn bị hố trồng tái canh; có biện pháp xử lý hốtrước khi trồng mới; bón lót phân hữu cơ trước khi trồng tái canh 15 - 18 kg/hố. Vườn luân canh 1 năm trước khi tái canh: Tuổi vườn cây khi thanh lý >20 năm,bị nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ trung bình; trước khi tái canh được cày rà rễ, thu gom đểđốt từ 2 - 3 lần trước khi luân canh; bón lót 8 - 15 kg/hố phân hữu cơ trước khi trồng. ...