![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Đánh giá và lập kế hoạch can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 223.17 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này tập trung bàn về vấn đề mối quan hệ giữa đánh giá và lập kế hoạch can thiệp cho trẻ RLPTK, trong đó đề cập đến quy trình từ đánh giá chính thức, đến đánh giá không chính thức, thiết lập mục tiêu, can thiệp và đánh giá lại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá và lập kế hoạch can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0227Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 82-91This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÁNH GIÁ VÀ LẬP KẾ HOẠCH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ Trần Thị Minh Thành Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) là một dạng khuyết tật phát triển đang rất được quan tâm trên thế giới và trong nước. Trong đó, vấn đề chẩn đoán, đánh giá và giáo dục trẻ RLPTK được nhiều nhà chuyên môn tập trung nghiên cứu. Bài báo này tập trung bàn về vấn đề mối quan hệ giữa đánh giá và lập kế hoạch can thiệp cho trẻ RLPTK, trong đó đề cập đến quy trình từ đánh giá chính thức, đến đánh giá không chính thức, thiết lập mục tiêu, can thiệp và đánh giá lại. Từ khóa: Đánh giá, kế hoạch can thiệp, trẻ rối loạn phổ tự kỉ, khuyết tật phát triển, đánh giá không chính thức.1. Mở đầu Vào đầu những năm 1940, Leo Kanner và Hans Asperger, những người đi tiên phong tronglĩnh vực tự kỉ, đã mô tả về những trẻ có các tính cách mà ngày nay được nhìn nhận là thuộc RLPTK,từ đây, khái niệm về tự kỉ được ra đời. Cả hai nhà chuyên môn này đã mô tả về những trẻ với nhữngmối quan tâm đặc biệt cùng với những khiếm khuyết trong các lĩnh vực về giao tiếp và sự tươngtác xã hội. Kanner mô tả về những trẻ tự kỉ mức độ nặng với kết luận rằng, đó là một điều đáng sợ.Asperger mô tả về những trẻ nhẹ hơn và ông nhận thấy rằng, có thể có một số đặc điểm tích cựcđối với trẻ tự kỉ và có thể mang đến một kết quả tốt đẹp khi các em trưởng thành [5,6]. Quan niệm được chấp nhận rộng rãi hiện nay cho rằng, tự kỉ là một loại khuyết tật pháttriển, kéo dài suốt cuộc đời. Tình trạng này xuất hiện từ khi mới sinh chứ không phải nguyên nhântừ các bậc cha mẹ. RLPTK được coi là kết quả của rối loạn thuộc hệ thần kinh, tác động đến chứcnăng của não và gây ra một số các khuyết tật phát triển thông thường. Hiện nay, không có một kiểm tra y tế nào để chẩn đoán về phổ tự kỉ. Việc chẩn đoán vẫndựa trên các đặc trưng về hành vi sau khi đã loại trừ hết các nguyên nhân khác. Việc chẩn đoánvẫn dựa trên khiếm khuyết trong ba khía cạnh sau: Quan hệ xã hội, giao tiếp và hành vi. Ở nước ta hiện nay, RLPTK đang là một vấn đề xã hội được quan tâm bởi nhiều ngành.Trong vài năm gần đây, một số nghiên cứu về vấn đề chẩn đoán, đánh giá và can thiệp trẻ tự kỉNgày nhận bài: 16/5/2015. Ngày nhận đăng: 15/9/2015.Liên hệ: Trần Thị Minh Thành, e-mail: thanhttm@hnue.edu.vn.82 Đánh giá và lập kế hoạch can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉđược công bố bởi các nhà tâm lí học, giáo dục học và bác sĩ. Có thể kể đến một số nghiên cứu [1-5].Các nghiên cứu này đã đề cập đến vấn đề chẩn đoán, đánh giá RLPTK cũng như vai trò của đánhgiá trong can thiệp trẻ. Tuy nhiên vấn đề mối quan hệ giữa đánh giá và lập kế hoạch can thiệp cũngnhư vai trò của đánh giá không chính thức chưa được tập trung trong các nghiên cứu này. Bài báo này nhằm trao đổi về mối quan hệ giữa đánh giá và lập kế hoạch can thiệp cho trẻcó RLPTK. Trong đó đề cập đến phương pháp đánh giá không chính thức - một phương pháp màgiáo viên hoàn toàn có thể thực hiện - và vai trò của nó trong lập kế hoạch giáo dục.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái niệm và tiêu chí chẩn đoán rối loạn phổ tự kỉ Theo Chuyên trang tự kỉ của Liên hợp quốc (2008), Tự kỉ là một dạng khuyết tật phát triểntồn tại suốt cuộc đời, thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời. Tự kỉ là do rối loạn thần kinh gây ảnhhưởng đến chức năng hoạt động của não bộ. Tự kỉ có thể xảy ra ở bất cứ cá nhân nào không phânbiệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm của tự kỉ là những khiếm khuyếtvề tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ và hành vi, sở thích, hoạt động mang tínhhạn hẹp, lặp đi lặp lại [8]. Như vậy, RLPTK được đặc trưng bởi 3 khiếm khuyết: Tương tác xã hội, giao tiếp và hànhvi. Các đặc điểm này có thể được thể hiện với sự kết hợp thay đổi trên diện rộng. Một số trẻ có thểkhiếm khuyết khả năng ở mức độ nặng, không có ngôn ngữ nói và cần được trợ giúp trong mọilĩnh vực của cuộc sống thường ngày. Trong khi đó những người khác chỉ thể hiện một chút kì quặcvà thiếu hụt trong giao tiếp xã hội nhưng lại có trí tuệ thiên bẩm và ngôn ngữ sắc sảo. Vì vậy, tựkỉ được coi là phổ diện rộng, điều đó có nghĩa là các triệu chứng có thể thay đổi từ rất nặng (kiểuKanner) cho tới nhẹ (kiểu Asperger). Theo Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiêu tâm thần, phiên bản 5 (DSM-5) [9], cáctiêu chí chẩn đoán RLPTK bao gồm: * Tiêu chí A: Thiếu hụt đáng kể về giao tiếp xã hội và tương tác xã hội, không bao gồm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá và lập kế hoạch can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0227Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 82-91This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÁNH GIÁ VÀ LẬP KẾ HOẠCH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ Trần Thị Minh Thành Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) là một dạng khuyết tật phát triển đang rất được quan tâm trên thế giới và trong nước. Trong đó, vấn đề chẩn đoán, đánh giá và giáo dục trẻ RLPTK được nhiều nhà chuyên môn tập trung nghiên cứu. Bài báo này tập trung bàn về vấn đề mối quan hệ giữa đánh giá và lập kế hoạch can thiệp cho trẻ RLPTK, trong đó đề cập đến quy trình từ đánh giá chính thức, đến đánh giá không chính thức, thiết lập mục tiêu, can thiệp và đánh giá lại. Từ khóa: Đánh giá, kế hoạch can thiệp, trẻ rối loạn phổ tự kỉ, khuyết tật phát triển, đánh giá không chính thức.1. Mở đầu Vào đầu những năm 1940, Leo Kanner và Hans Asperger, những người đi tiên phong tronglĩnh vực tự kỉ, đã mô tả về những trẻ có các tính cách mà ngày nay được nhìn nhận là thuộc RLPTK,từ đây, khái niệm về tự kỉ được ra đời. Cả hai nhà chuyên môn này đã mô tả về những trẻ với nhữngmối quan tâm đặc biệt cùng với những khiếm khuyết trong các lĩnh vực về giao tiếp và sự tươngtác xã hội. Kanner mô tả về những trẻ tự kỉ mức độ nặng với kết luận rằng, đó là một điều đáng sợ.Asperger mô tả về những trẻ nhẹ hơn và ông nhận thấy rằng, có thể có một số đặc điểm tích cựcđối với trẻ tự kỉ và có thể mang đến một kết quả tốt đẹp khi các em trưởng thành [5,6]. Quan niệm được chấp nhận rộng rãi hiện nay cho rằng, tự kỉ là một loại khuyết tật pháttriển, kéo dài suốt cuộc đời. Tình trạng này xuất hiện từ khi mới sinh chứ không phải nguyên nhântừ các bậc cha mẹ. RLPTK được coi là kết quả của rối loạn thuộc hệ thần kinh, tác động đến chứcnăng của não và gây ra một số các khuyết tật phát triển thông thường. Hiện nay, không có một kiểm tra y tế nào để chẩn đoán về phổ tự kỉ. Việc chẩn đoán vẫndựa trên các đặc trưng về hành vi sau khi đã loại trừ hết các nguyên nhân khác. Việc chẩn đoánvẫn dựa trên khiếm khuyết trong ba khía cạnh sau: Quan hệ xã hội, giao tiếp và hành vi. Ở nước ta hiện nay, RLPTK đang là một vấn đề xã hội được quan tâm bởi nhiều ngành.Trong vài năm gần đây, một số nghiên cứu về vấn đề chẩn đoán, đánh giá và can thiệp trẻ tự kỉNgày nhận bài: 16/5/2015. Ngày nhận đăng: 15/9/2015.Liên hệ: Trần Thị Minh Thành, e-mail: thanhttm@hnue.edu.vn.82 Đánh giá và lập kế hoạch can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉđược công bố bởi các nhà tâm lí học, giáo dục học và bác sĩ. Có thể kể đến một số nghiên cứu [1-5].Các nghiên cứu này đã đề cập đến vấn đề chẩn đoán, đánh giá RLPTK cũng như vai trò của đánhgiá trong can thiệp trẻ. Tuy nhiên vấn đề mối quan hệ giữa đánh giá và lập kế hoạch can thiệp cũngnhư vai trò của đánh giá không chính thức chưa được tập trung trong các nghiên cứu này. Bài báo này nhằm trao đổi về mối quan hệ giữa đánh giá và lập kế hoạch can thiệp cho trẻcó RLPTK. Trong đó đề cập đến phương pháp đánh giá không chính thức - một phương pháp màgiáo viên hoàn toàn có thể thực hiện - và vai trò của nó trong lập kế hoạch giáo dục.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái niệm và tiêu chí chẩn đoán rối loạn phổ tự kỉ Theo Chuyên trang tự kỉ của Liên hợp quốc (2008), Tự kỉ là một dạng khuyết tật phát triểntồn tại suốt cuộc đời, thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời. Tự kỉ là do rối loạn thần kinh gây ảnhhưởng đến chức năng hoạt động của não bộ. Tự kỉ có thể xảy ra ở bất cứ cá nhân nào không phânbiệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm của tự kỉ là những khiếm khuyếtvề tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ và hành vi, sở thích, hoạt động mang tínhhạn hẹp, lặp đi lặp lại [8]. Như vậy, RLPTK được đặc trưng bởi 3 khiếm khuyết: Tương tác xã hội, giao tiếp và hànhvi. Các đặc điểm này có thể được thể hiện với sự kết hợp thay đổi trên diện rộng. Một số trẻ có thểkhiếm khuyết khả năng ở mức độ nặng, không có ngôn ngữ nói và cần được trợ giúp trong mọilĩnh vực của cuộc sống thường ngày. Trong khi đó những người khác chỉ thể hiện một chút kì quặcvà thiếu hụt trong giao tiếp xã hội nhưng lại có trí tuệ thiên bẩm và ngôn ngữ sắc sảo. Vì vậy, tựkỉ được coi là phổ diện rộng, điều đó có nghĩa là các triệu chứng có thể thay đổi từ rất nặng (kiểuKanner) cho tới nhẹ (kiểu Asperger). Theo Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiêu tâm thần, phiên bản 5 (DSM-5) [9], cáctiêu chí chẩn đoán RLPTK bao gồm: * Tiêu chí A: Thiếu hụt đáng kể về giao tiếp xã hội và tương tác xã hội, không bao gồm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kế hoạch can thiệp Trẻ rối loạn phổ tự kỉ Khuyết tật phát triển Đánh giá không chính thức Chẩn đoán rối loạn phổ tự kỉTài liệu liên quan:
-
Sử dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ
5 trang 45 0 0 -
6 trang 24 0 0
-
Phân tích các vấn đề hành vi của một trẻ rối loạn phổ tự kỉ
6 trang 22 0 0 -
12 trang 21 0 0
-
Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật: Bài 12.1 - Trần Văn Kham
14 trang 16 0 0 -
Đặc điểm từ vựng của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 - 6 tuổi
7 trang 16 0 0 -
27 trang 15 0 0
-
Thực trạng phát triển ở trẻ rối loạn phổ tự kỉ lứa tuổi mầm non
11 trang 15 0 0 -
Một số biện pháp phát triển kĩ năng hội thoại cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi tại gia đình
5 trang 15 0 0 -
Trẻ rối loạn phổ tự kỉ và hỗ trợ trẻ hòa nhập cộng đồng
3 trang 15 0 0