Danh mục

DANH NHÂN NGUYỄN TRÃI - SỰ HỘI TỤ NHỮNG TINH HOA CỦA VĂN HÓA THĂNG LONG THỜI LÝ TRẦN_4

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 145.81 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo bài viết danh nhân nguyễn trãi - sự hội tụ những tinh hoa của văn hóa thăng long thời lý trần_4, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DANH NHÂN NGUYỄN TRÃI - SỰ HỘI TỤ NHỮNG TINH HOA CỦA VĂN HÓA THĂNG LONG THỜI LÝ TRẦN_4DANH NHÂN NGUYỄN TRÃI - SỰ HỘI TỤ NHỮNG TINH HOA CỦA VĂN HÓA THĂNG LONG THỜI LÝ TRẦNCon số thống kê sau về thể loại:+ Ca: viết theo thể trường đoản cú, chỉ có 01 bài là Côn Sơn ca.+ Hành: chỉ có 01 bài là Đề Hoàng Ngự sử mai tuyết hiên+ Ngũ ngôn bát cú: 05 bài , đó là Du sơn tự, Giang hành, Thính vũ, Tặnghữu nhân, Dục Thuý sơn.+ Thất ngôn tứ tuyệt: 10 bài, đó là Đề Bá Nha cổ cầm đồ, Mộng sơntrung, Đề Vân Oa, Ngẫu thành, Trại đầu xuân độ, Mộ xuân tức sự, Thônxá thu châm, Vãn lập, Đề sơn điểu hô nhân đồ, Đề Đông Sơn tự.+ Thất ngôn bát cú: những bài còn lại tất cả là 73 bài.+ 17 bài tồn nghi, trong đó có 05 bài thất ngôn tứ tuyệt, 12 bài thất ngônbát cú.Như vậy về hình thức thể loại, ngoại trừ hai bài Côn Sơn ca và ĐềHoàng Ngự sử mai tuyết hiên theo cổ phong, để dễ thể hiện tư tưởng,tình cảm phóng khoáng, hào mại thì còn lại, thơ chữ Hán của NguyễnTrãi thường dùng thể thơ cách luật và đã tuân thủ những yêu cầu nghiêmngặt, có tính quy phạm của thể loại.Ở lĩnh vực thơ, thơ chữ Hán đời Trần, đặc biệt là thơ cách luật đã đạtđỉnh cao, là giai đoạn thơ hay nhất trong lịch sử thơ chữ Hán của nước tanhư Lê Quý Đôn đã nhận xét. Ấy vậy mà ông đã tiếp thu thành tựu đadạng của nền thơ ấy để nâng lên thành đỉnh cao của thơ ca thế kỷ XV.Qua thơ, người đọc hôm nay mới thấu hiểu tâm hồn ông: nhân ái, phongphú, tinh tế, phóng khoáng, sáng tạo, tài hoa, trong sáng, giản dị. Điềunày chắc chắn ông đã kế thừa hồn thơ của ông ngoại của cha đậm tínhhiện thực và sáng ngời tư tưởng thân dân. Và điều đó cũng để lý giải tạisao, ông sinh ra và lớn lên vào cuối thời vãn Trần, nhưng phong thái vàphong cách thơ ông có nét gần gũi với thơ ca thời thịnh Trần. Thơ ônghội tụ vẻ đẹp lấp lánh của thơ ca năm thế kỷ, nhưng có phần vượt lêntrên. Ông đúng là tinh hoa của nhiều thế kỷ dồn tụ lại. Tư tưởng của ôngvà thơ văn ông có nét hào hùng của Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn,Trần Quang Khải; có chất minh triết thanh thoát và hồn nhiên của thơThiền; có niềm lo đời u hoài man mác của Chu Văn An; có cái ung dungkhoáng đạt hào sảng của Trần Quang Khải; có nét trữ tình bay bướm,phóng khoáng cùng thiền vị sâu lắng của Huyền Quang; có tấm lòng yêucuộc sống, yêu nhân dân của Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, NguyễnTrung Ngạn, có tình cảm nồng hậu với cuộc đời, ấm áp với nhân dân củaTrần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh; và có chút chán chường màthanh thoát đáng ưa của thơ ca Bích Động thi xã (Trần Quang Triều,Nguyễn Sưởng, Nguyễn Ức), cùng có chút niềm bi tráng của ĐặngDung.Dù là thơ chữ Hán nhưng ngôn ngữ trong thơ ông trong sáng, giản dị,tinh tế dễ hiểu, kín đáo mà trầm lắng, đậm chất suy tư, trăn trở, phù hợpvới những ưu tư của ông về dân về nước. Ông ít dùng điển cố điển tích,nếu có thì những điển ấy cũng không đến nỗi cầu kỳ, rắc rối khó hiểu.Người đọc có thể chưa thông hiểu hết điển nhưng vẫn có thể hiểu được ýchính của câu thơ, bài thơ.Có thể thấy, thơ chữ Hán của Ức Trai không vụ hào nhoáng, không cầukỳ gọt giũa câu chữ, không gò bó, không gieo vần hiểm hóc, ít dụngcông thôi xao và kỹ xão nhưng vẫn giữ được tính cao quý, trang nhã, ýtại ngôn ngoại của thơ cách luật mà văn học cổ điển đòi hỏi như là mộttiêu chí, thể hiện đặc trưng của nó. Nói chung, bút pháp của ông thanhthoát, thể hiện cảm xúc tinh tế trước cảnh vật với liên tưởng có khi bấtngờ thú vị.Quốc âm thi tập hiện còn 254 bài. Đây là tập thơ Nôm cổ nhất hiện cònvà là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc ta. Rất tiếc là thơ Nôm củaNguyễn Thuyên, của Chu An, của Hồ Quý Ly… do binh lửa, thiên taihiện không còn. Chỉ còn lại mấy tác phẩm Nôm lẻ của vài tác giả Lý -Trần: một bài Giáo trò tương truyền của Từ Đạo Hạnh?; một bài phú Cưtrần lạc đạo và một bài ca Đắc thú lâm tuyền thành đạo của Trần NhânTông; một bài phú Vịnh Vân Yên tự của Huyền Quang; một bài Giáo tửphú tương truyền của Mạc Đĩnh Chi?; một bài thơ 4 câu đầy tình tứtương truyền của Điểm Bích?; một bài thơ Cầu siêu Nguyễn Biểu tươngtruyền của vị sư chùa Yên Quốc xứ Nghệ?; và nếu danh y Nguyễn BáTĩnh tức Tuệ Tĩnh thiền sư là người sống vào thời vãn Trần (nửa cuốithế kỷ XIV) thì ta có thêm hai bài phú Nôm nữa, đó là Nam dược Quốcngữ phú và Trực giải chỉ Nam dược tính phú. Thật quá ít ỏi, nên tập thơNôm của Ức Trai đáng quý biết bao ! Nếu so sánh với thơ Nôm thờiHồng Đức cuối thế kỷ XV thì vẫn là tiếng Việt đấy nhưng nặng tínhcung đình và bác học, chứ không trong sáng, nhuần nhị, tinh tế và tựnhiên như thơ Nôm của Nguyễn Trãi đã có trước đó mấy chục năm. Ôngdám đem tiếng Việt dân dã, mộc mạc, thông tục cùng những hình ảnhcảnh vật đời thường vào thơ ca như bà ngựa, chú vằn, bè muống, lãnhmồng tơi, bụi chuối, núc nát, cò que, ruột ốc, niềng niễng, đòng đòng,lúc nhúc, trái hoè, ngặt… thật hoàn toàn xa lạ với ngôn ngữ bác học củathơ chữ Hán. Ông còn dám cách tân thơ luật Đường, rời bỏ niêm luậtngặt nghèo, câu thúc câu chữ của t ...

Tài liệu được xem nhiều: