Danh mục

Danh thắng Bắc Giang Chùa Hồ Thiên

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 189.75 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Danh thắng Bắc Giang Chùa Hồ Thiêndi tích bị lãng quên trong rừng rậm - Bắc Giang Một lần về công tác tại khu vực Mai Sưu, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi được nhân dân địa phương kể về ngôi chùa cổ bị bỏ hoang từ lâu trên đỉnh núi Nước Vàng thuộc dãy Yên Tử. Theo lời kể thì toàn bộ khu vực chùa đã biến thành rừng rậm nhưng còn nhiều bức tường gạch, tháp gạch, tượng đá và bia đá có khắc chữ Nho......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Danh thắng Bắc Giang Chùa Hồ Thiên Danh thắng Bắc Giang Chùa Hồ Thiêndi tích bị lãng quên trong rừng rậm - Bắc GiangMột lần về công tác tại khu vực Mai Sưu, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, chúngtôi được nhân dân địa phương kể về ngôi chùa cổ bị bỏ hoang từ lâu trên đỉnh núiNước Vàng thuộc dãy Yên Tử.Theo lời kể thì toàn bộ khu vực chùa đã biến thành rừng rậm nhưng còn nhiều bứctường gạch, tháp gạch, tượng đá và bia đá có khắc chữ Nho...Đầu tháng 3/1998 vừa qua chúng tôi mới có điều kiện đi tìm ngôi chùa này. Saumột ngày xuyên rừng đã tìm thấy một ngôi chùa cổ thời Trần đúng như lời kể củanhân dân địa phương.Chùa cổ nằm ở độ cao chừng 1000m giữa vùng rừng núi hoang sơ mênh mang, làmột kiến trúc có giá trị trên lĩnh vực nghiên cứu lịch sử văn hoá dân tộc. Căn cứvào bài văn bia tháp Viên Quả và Viên Nhân ở đây được biết:...Chùa Hồ Thiên (Hồ Thiên tự) xã Phù Ninh, xưa kia thuộc tổng Mễ Sơn, huyệnĐông Triều, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương....Như vậy chùa có tên là Chùa Hồ Thiên. Nhưngtheo nội dung bài văn bia trùng tu dựng năm VĩnhHựu thứ 2 (1736) thì biết thêm chùa có tên gọikhác nữa mà ngay trên bài văn bia đã chỉ rõ:Trùng tu Trù Phong tự bi ký (Bài ký bia trùng tuchùa Trù Phong). Cũng theo nội dung bài văn bianày cho biết: Hồ Thiên tự là một danh lam cổ tựđẹp nhất ở miền Đông thổ... . Tiến hành khảo sátsơ bộ thấy rằng đây là một quần thể di tích có quymô khá hoàn chỉnh. Dưới lớp phủ của lá cây rừng,các công trình kiến trúc vẫn còn giữ nguyên phần tường xây, nền chùa và chântảng. Nằm trên khuôn viên rộng chừng 2,5ha, chùa Hồ Thiên có khoảng hai chụccông trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau với tổng số khoảng trên dưới 100 gian.Ngoài ra còn có 13 ngọn tháp cổ thời Trần và thời Lê - Nguyễn. Trong số đó cómột ngọn tiêu biểu cao 11m, bảy tầng hoàn thành bằng chất liệu đá xanh.Hiện vật ở đây còn khá nhiều loại chủ yếu bằng chất liệu đá xanh: tượng đá, thốngđá, các mảnh chạm v.v... Song giá trị tiêu biểu nhất vẫn là hệ thống bia đá. Chúngtôi chưa có điều kiện tìm kiếm đào bới nên chỉ phát hiện được năm tấm bia đákhắc chữ Hán còn đọc được. Xin giới thiệu hai tấm bia tiêu biểu:Bia trùng tu dựng năm 1736 : tấm bia này được đặt trong một nhà bia có chiều dài3,2m, rộng 2,9m, cao 3,5m. Nhà bia có kiến trúc bằng đá xanh gồm ba bức tườngđá, mái lợp ngói đá. Mỗi bức tường là một phiến đá xanh dày 0,3m. Các bức tườngđá này được ghép với nhau bằng những mộng đá rất vững chắc. Nhà bia còn mộtđôi câu đối khắc nổi trên tường:Phiên âm:Thuỵ hiện Nam thiên vạn tải ân quang hộ chiếuPháp truyền Đông thổ thiên thu đạo đức trường minh.Tạm dịch:Thuỵ hiện trời Nam muôn thuở ân quang chiếu khắpPháp truyền đất tổ ngàn thu đạođức sáng ngời.Bia được đặt ở chính giữa, cao 2,76m (cả bệ), rộng 1,2m. Bia dẹt có mái hình láđề. Mặt tiền khắc bài văn bia trùng tu, mặt sau không khắc chữ, hai bên cạnh cóđôi câu đối khắc nổi theo kiểu chữ Đại Triện. Đế bia cao 0,4m, rộng 1,35m, chạmkhắc tinh xảo theo đề tài tứ linh. Toàn bộ tấm bia này là một công trình, một tácphẩm nghệ thuật chạm khắc tuyệt mỹ.Nội dung: Ca ngợi cảnh đẹp Hồ Thiên và ca ngợi công đức của chúa Trịnh khitrùng tu ngôi chùa này. Cuối bài văn bia có khắc bài thơ của chúa Trịnh Cương:Ngự chế Hồ Thiên tự thi .Tạm dịch:Miền đông đều xinh đẹpRiêng một cảnh Hồ ThiênLa liệt ngàn núi thẳmVời vợi muôn vẻ huyềnThượng thừa khai cảnh phậtĐại giác diễn chân thuyênLầu gác thường truyền giớiĐầm vực nối đất liềnChâu báu xây cổ thápNgọc vàng rạng mọi miềnĐạo lớn thâm hưng chấnCông quả được mãn viênCuộc chơi vừa kết thúcBút thánh đề non tiên.Bia dựng ngày tốt tháng 3 niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736). Công bộ Thượng thưCao Huy Trạc, tước Lâm quận công và Nguyễn Trác Luân đỗ đệ nhị giáp tiến sĩkhoa Tân Sửu niên hiệu Bảo Thái 2 (1721) soạn văn. Phạm Khiêm Mích, đỗ Thámhoa, làm quan chức Tham tòng Lễ bộ Thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ, tướcThuật quận công và Nguyễn Huy Nhuận làm quan chức Tham tòng Hộ bộ Thượngthư, kiêm Binh bộ Thượng thư thiếu truyền tước Triệu quận công cùng nhuận sắc.Bia tháp Viên Nhân : tháp gạch đã đổ nát, tấm bia bị va đập bị vỡ làm mất dònglạc khoản. Đây là nơi an táng của một vị sư tổ chùa Hồ Thiên có tên tự là TâmQuế, huý là Trần Chi, pháp hiệu là Hoà Bình Thích Khoan Hựu thiền sư. Bài vănbia có nhiều chữ bị mờ mòn khó đọc. Đoạn đầu kể về tiểu sử và ca ngợi tâm đứchọc hạnh của nhà sư, đoạn cuối có bài minh văn:Phiên âm:Sơn xuyên vô nhãn lượngPhong thuỷ mạc kỳ cưThân đáo bồng lai cảnhThần siêu an lạc trầnTiêu dao đăng bảo thápThoát sái kiến chân như.Tạm dịch:Sông núi mênh mang vượt quá tầm mắtGió lành, nước mát phải chăng ở chốn nàyGửi tấm thân đến cảnh bồng laiRũ bụi trần thấy tinh thần siêu thoát an lạcThảnh thơi lên ngọn bảo thápThoát cõi trần tục thấy được Chân Như.Ngoài năm bia đá kể trên, nếu có điều kiện khai quật ở các ngọn tháp đổ hoang cóthể còn phát hiện nhiều tấm bia đá khác có giá trị. Hiện nay mọc lẫn cùng cây rừngcòn có ...

Tài liệu được xem nhiều: