Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp với nhiều nội dung cụ thể hóa từ 9 điều trong Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo VN dự kiến sẽ được Hội Nhà báo VN hoàn thành trong quý I/2011.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đạo đức nhà báo: Khuyến cáo hay bắt buộc?Đạo đức nhà báo: Khuyến cáo haybắt buộc?Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp với nhiều nội dung cụ thể hóa từ9 điều trong Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làmbáo VN dự kiến sẽ được Hội Nhà báo VN hoàn thành trong quýI/2011.Chính xác là hàng đầuTheo dự thảo bộ quy tắc, sự chính xác và minh bạch là nội dungquan trọng hàng đầu phải đặt ra cho mỗi nhà báo. Dự thảo quyđịnh, nhà báo phải đưa tin chính xác, minh bạch và không đượcđưa tin sai hoặc bóp méo thông tin. Với bất kỳ thông tin khôngchính xác nào, nhà báo phải đăng cải chính thông tin mà khôngcần có yêu cầu đòi cải chính.Đặc biệt, nhà báo không được đăng tin đồn khi chưa kiểm tra tínhchính xác, kết quả nghiên cứu y học phải nêu rõ đang nghiên cứuở giai đoạn nào, xưng danh cụ thể khi thu thập thông tin, phânbiệt rõ ràng giữa bài thông tin thuần túy và bài bình luận, không“đạo” báo và nếu có sử dụng tư liệu của đồng nghiệp thì phải ghirõ tên tác giả.Với những nội dung về lợi ích của bài báo, dự thảo quy tắc quyđịnh, nhà báo cần cân nhắc tác động của thông tin đến lợi íchdân tộc, lợi ích quốc gia, lợi ích của đa số nhân dân. Tuy nhiên,nhà báo cũng không được vin vào lợi ích của công chúng như:bảo vệ sức khỏe và sự an toàn, phát hiện tội phạm nghiêm trọng,các vụ bê bối và lạm dụng quyền lực… để đưa tin giật gân, câukhách. Điều này được nhấn mạnh rằng, nhà báo không đượcnhầm lẫn giữa mục tiêu “vì lợi ích công chúng” với mục tiêu tạothông tin “thú vị cho công chúng” hay cần phân biệt rõ giữa cáimà công chúng cần và cái mà họ thích.Những nội dung được đánh giá là cập nhật và rất cần thiết đãđược đề cập trong dự thảo bộ quy tắc, đó là việc nhà báo sửdụng mạng xã hội trên Internet, nhà báo viết về các vấn đề kinhtế nhạy cảm như chứng khoán, bất động sản và quy định về mốiquan hệ đồng nghiệp giữa các nhà báo.Theo đó, cảnh báo rằng uy tín của cơ quan báo chí hoàn toàn cóthể có nguy cơ bị ảnh hưởng khi nhà báo đăng tải những quanđiểm cá nhân trên mạng xã hội; vì vậy, khi sử dụng các mạng xãhội như viết blog, facebook… nhà báo phải thận trọng cân nhắc,nhất là những nội dung liên quan đến thông tin có được khi tácnghiệp và phải báo với người phụ trách về những mạng xã hộimà mình sử dụng dù chỉ cho mục đích cá nhân.Với các nhà báo kinh tế viết về chứng khoán, cổ phiếu, bất độngsản… khi viết về sản phẩm cụ thể có liên quan đến lợi ích tàichính của mình hoặc thành viên trong gia đình thì cũng phảithông báo với biên tập viên. Đặc biệt, nhà báo được khuyến cáokhông nhận quà tặng hoặc bất kỳ ưu đãi nào khác liên quan đếnhoạt động báo chí của họ, nhưng trong trường hợp có nhận hỗtrợ về tài chính cho bài viết thì trong bài báo phải thông tin rõ chođộc giả biết.Trong quan hệ với nguồn tin, dự thảo quy định nhà báo khôngđược tiết lộ danh tính người cung cấp tin khi họ yêu cầu, khi thuthập thông tin cần nói rõ thông tin sẽ được đăng tải ở đâu và nhưthế nào; đặc biệt, không được lấy thông tin từ các cuộc tròchuyện thông thường trực tiếp hoặc qua các phương tiện truyềnthông khác để xây dựng thành bài viết mà người nói chuyệnkhông biết đó là phỏng vấn để viết báo.Nhà báo cũng không được xâm nhập và điều tra đời tư của cáccá nhân mà không có sự đồng ý của họ, tuy nhiên, những thôngtin có tính chất riêng tư vẫn được chấp nhận trong một số trườnghợp ngoại lệ để phục vụ lợi ích của công luận. Với các vụ tai nạn,thảm họa, nhà báo phải luôn nhớ rằng việc cứu trợ được ưu tiêncao hơn quyền được thông tin của dư luận và hơn thế phải tôntrọng sự đau khổ của nạn nhân, cảm xúc của gia đình họ cũngnhư tính nhân văn của thông tin để đưa tin với mức độ phù hợp.Bắt buộc đến mức nào?Bộ quy tắc đạo đức nhà báo được xây dựng dựa trên nhữngđóng góp của đông đảo chuyên gia VN và quốc tế trong khuônkhổ dự án Media Pro do Hội đồng Anh và ĐSQ Anh giúp đỡ.Vì vậy, theo đánh giá, các nội dung được đề cập tới là tương đốitoàn diện và sát với thực tiễn hoạt động báo chí. Tuy nhiên, theoông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT&TT),nhiều quy định có tính áp đặt quá nhẹ trong khi pháp luật về báochí đã có đề cập.“Để khẳng định hơn nữa vai trò của mình, Hội Nhà báo VN cầnđưa ra những quy định mang tính bắt buộc cao hơn, chẳng hạnviệc cải chính đối với thông tin không chính xác là việc “bắt buộcphải làm” chứ không phải là “cần làm” như dự thảo. Ở nhiều quốcgia có nền báo chí hiện đại phát triển, Hội Nhà báo là tổ chức cósức mạnh rất lớn đối với báo giới. Tổ chức này không chỉ đưa ranhững khuyến cáo mà còn có quyền xử phạt nhà báo hoặc cấmcác cơ quan báo chí nhận một nhà báo đã bị sa thải ở nơi khác.Vì thế, khi nhà báo vi phạm quy tắc đạo đức nghề báo do HộiNhà báo ban hành thì hoàn toàn có nguy cơ mất quyền hànhnghề mà chưa cần tới sự vào cuộc của cơ quan quản lý Nhànước. Nếu Hội Nhà báo VN làm được như vậy sẽ giảm rất nhiềuáp lực cho bộ máy ...