Đạo Hồi của người Chăm ở Việt Nam
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 169.06 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hồi giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới và sớm được du nhập vào Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, thông qua vai trò của các lái buôn người Ả Rập và Ấn Độ. Do đặc điểm của quá trình tiếp nhận một cách hoà bình, theo con đường giao thương, buôn bán nên khi Hồi giáo được truyền bá vào khu vực này, không gây nên những cuộc xung đột tôn giáo lớn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đạo Hồi của người Chăm ở Việt Nam ĐẠO HỒI CỦA NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM Chu Thị Vân Anh* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Hồi giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới và sớm được du nhập vào Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, thông qua vai trò của các lái buôn người Ả Rập và Ấn Độ. Do đặc điểm của quá trình tiếp nhận một cách hoà bình, theo con đường giao thương, buôn bán nên khi Hồi giáo được truyền bá vào khu vực này, không gây nên những cuộc xung đột tôn giáo lớn. Hồi giáo nhanh chóng hoà nhập với đời sống văn hoá, tâm lý các cư dân khu vực này, đồng thời có những biến đổi về diện mạo, bị bản địa hoá và trở thành một trong những tôn giáo lớn, có tầm ảnh hưởng ở khu vực. Riêng đối với Việt Nam, sức ảnh hưởng của Hồi giáo chủ yếu tập trung trong cộng đồng người Chăm vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ và gây nên những sự phân hoá nhất định của khối cư dân này. Chính điều đó đã quy định những đặc trưng của Hồi giáo ở Việt Nam, phân biệt nó với cộng đồng Hồi giáo khác trong khu vực cũng như trên Thế giới. Từ khoá: Dân tộc Chăm, Việt Nam, Hồi giáo, tôn giáo, văn hoá Việt Nam là nước đa dân tộc, đa văn hóa, đa tôn giáo. Riêng vấn đề tôn giáo thì đặc điểm lớn nhất đối với đời sống tôn giáo ở Việt Nam có nhiều khía cạnh: tam giáo đồng nguyên, hài hòa tôn giáo và chưa lúc nào người Việt Nam lại chối từ một tôn giáo nào. Thái độ trong tiếp xúc, tiếp biến văn hóa của người Việt rất mềm dẻo, “mềm mại như nước” (GS. Cao Xuân Huy) vậy. [5,16]* Hồi giáo được chính thức du nhập vào Đông Nam Á từ khoảng thế kỷ X - XI và vào nước ta theo nhiều đường khác nhau. Có khi đấy là con đường tự nguyện, nhưng cũng có lúc đó là sự áp đặt, cưỡng bức từ bên ngoài. Tuy vậy, cuối cùng Hồi giáo cũng đã ăn sâu, bám rễ vào đời sống tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc, trở thành một trong sáu tôn giáo chính thống được Nhà nước công nhận và có một số lượng tín đồ đáng kể, góp phần vào đời sống tôn giáo đa dạng của dân tộc. Mặc dù hiện nay Thế giới Hồi giáo đang đặt nhiều vấn đề, nhưng cộng đồng Hồi giáo Việt Nam vẫn tương đối ổn định, tham gia tích cực vào tiến trình xây dựng đất nước. Hồi giáo Việt Nam tuy là một tôn giáo ngoại nhập nhưng trong quá trình phát triển của mình đã bị đồng hóa, bị bản địa hóa cho phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người dân. KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO HỒI Đạo Hồi là một tôn giáo độc thần hiện đã có hơn một tỷ tín đồ, có mặt ở một dải suốt từ Bắc Phi qua Đông Âu, Trung Cận Đông, Trung Á, Nam Á đến tận Đông Nam Á, nay có xu hướng phát triển sang * Tel: 0983 834376; Email: vananhdth@gmail.com cả Tây Âu và Bắc Mỹ. Đạo Hồi sớm chia ra thành nhiều dòng khác nhau do sự phát triển quá nhanh, hội nhập với tôn giáo của các dân tộc bị lệ thuộc và do sự phân rẽ của các thủ lĩnh. Sự phân rẽ lớn nhất là giữa phái Sunnit (truyền thống) và phái Shiit. Tuy nhiên, các tín đồ Hồi giáo cho dù thuộc nhóm ngành nào cũng đều tuân thủ 5 tín điều, 5 điều cốt lõi của đạo Islam, đó là: 1. Biểu lộ đức tin vào một vị thánh duy nhất là Thánh Allah (Chaheda). Chỉ có một chúa là Thánh Allah, và Mohammed là sứ giả của Thánh. Thuật ngữ Allah xuất hiện 2700 lần trong kinh Coran. 2. Cầu nguyện (Salat) hướng về phía La Mecque, trung tâm của đạo Hồi 5 lần trong ngày: hừng sáng (5h), buổi trưa (13h), xế chiều (16h), chạng vạng tối (19h) và tối (21h). Ngày thứ 6 cầu nguyện tập trung tại thánh đường vào chính ngọ. 3. Tháng Ramadan và tháng 9 theo Hồi lịch. Từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn phải nhịn ăn, uống, hút và quan hệ tình dục. Tháng đó được đánh dấu vào đêm thứ 27 của tháng, một đêm mà những tín đồ trung thành nhất cầu kinh suốt đêm. Người theo đạo Hồi tin rằng, trong suốt tháng Ramadan, tất cả ma quỷ đều bị xiềng xích ở một nơi, cửa địa ngục khép kín lại và cửa thiên đình mở rộng sẵn sàng đón tiếp những kẻ có lòng thành. Do vậy, mùa ăn chay Ramadan là mùa làm phúc, mùa tích thiện. Con người ta vứt bỏ mọi thèm muốn vật chất, những dục vọng thấp hèn và chỉ chú trọng tới việc khắc phục bản thân, cho tâm hồn được trong sạch. 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4. Bố thí (Zakat): đây không phải chỉ là đặc điểm riêng của Hồi giáo, vì đạo nào cũng khuyên người ta giúp đỡ kẻ khốn cùng. Tuy nhiên, việc bố thí của đạo Hồi có ý nghĩa riêng và dường như nó trở thành sự đóng góp cho tập thể. Nguyên nhân là cộng đồng những người theo đạo Hồi cổ truyền có khuynh hướng lẫn lộn với quốc gia. Do đó, Zakat là một hình thức đóng góp cho cộng đồng. 5. Hành hương (Hadji) về La Mecque một lần trong đời là ước mong của người theo đạo Hồi, nhằm được giải thoát khỏi mọi tội lỗi. [7,336] Giáo lý của đạo Hồi đơn giản, nghi lễ không cầu kỳ, lại dễ hòa nhập vào đời thường và trở thành một tập quán. Do vậy, sự khác nhau của đạo chỉ là biểu hiện qua từng dân tộc, từng địa phương, từng nền văn hóa, chia thành nhiều phái. Với sự cuồng tín, thần phục (Islam nghĩa đen là thần phục vào một vị Chúa duy nhất), đạo Hồi có sức mạnh bành trướng bằng máu, bằng nước mắt của các tín đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đạo Hồi của người Chăm ở Việt Nam ĐẠO HỒI CỦA NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM Chu Thị Vân Anh* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Hồi giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới và sớm được du nhập vào Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, thông qua vai trò của các lái buôn người Ả Rập và Ấn Độ. Do đặc điểm của quá trình tiếp nhận một cách hoà bình, theo con đường giao thương, buôn bán nên khi Hồi giáo được truyền bá vào khu vực này, không gây nên những cuộc xung đột tôn giáo lớn. Hồi giáo nhanh chóng hoà nhập với đời sống văn hoá, tâm lý các cư dân khu vực này, đồng thời có những biến đổi về diện mạo, bị bản địa hoá và trở thành một trong những tôn giáo lớn, có tầm ảnh hưởng ở khu vực. Riêng đối với Việt Nam, sức ảnh hưởng của Hồi giáo chủ yếu tập trung trong cộng đồng người Chăm vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ và gây nên những sự phân hoá nhất định của khối cư dân này. Chính điều đó đã quy định những đặc trưng của Hồi giáo ở Việt Nam, phân biệt nó với cộng đồng Hồi giáo khác trong khu vực cũng như trên Thế giới. Từ khoá: Dân tộc Chăm, Việt Nam, Hồi giáo, tôn giáo, văn hoá Việt Nam là nước đa dân tộc, đa văn hóa, đa tôn giáo. Riêng vấn đề tôn giáo thì đặc điểm lớn nhất đối với đời sống tôn giáo ở Việt Nam có nhiều khía cạnh: tam giáo đồng nguyên, hài hòa tôn giáo và chưa lúc nào người Việt Nam lại chối từ một tôn giáo nào. Thái độ trong tiếp xúc, tiếp biến văn hóa của người Việt rất mềm dẻo, “mềm mại như nước” (GS. Cao Xuân Huy) vậy. [5,16]* Hồi giáo được chính thức du nhập vào Đông Nam Á từ khoảng thế kỷ X - XI và vào nước ta theo nhiều đường khác nhau. Có khi đấy là con đường tự nguyện, nhưng cũng có lúc đó là sự áp đặt, cưỡng bức từ bên ngoài. Tuy vậy, cuối cùng Hồi giáo cũng đã ăn sâu, bám rễ vào đời sống tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc, trở thành một trong sáu tôn giáo chính thống được Nhà nước công nhận và có một số lượng tín đồ đáng kể, góp phần vào đời sống tôn giáo đa dạng của dân tộc. Mặc dù hiện nay Thế giới Hồi giáo đang đặt nhiều vấn đề, nhưng cộng đồng Hồi giáo Việt Nam vẫn tương đối ổn định, tham gia tích cực vào tiến trình xây dựng đất nước. Hồi giáo Việt Nam tuy là một tôn giáo ngoại nhập nhưng trong quá trình phát triển của mình đã bị đồng hóa, bị bản địa hóa cho phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người dân. KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO HỒI Đạo Hồi là một tôn giáo độc thần hiện đã có hơn một tỷ tín đồ, có mặt ở một dải suốt từ Bắc Phi qua Đông Âu, Trung Cận Đông, Trung Á, Nam Á đến tận Đông Nam Á, nay có xu hướng phát triển sang * Tel: 0983 834376; Email: vananhdth@gmail.com cả Tây Âu và Bắc Mỹ. Đạo Hồi sớm chia ra thành nhiều dòng khác nhau do sự phát triển quá nhanh, hội nhập với tôn giáo của các dân tộc bị lệ thuộc và do sự phân rẽ của các thủ lĩnh. Sự phân rẽ lớn nhất là giữa phái Sunnit (truyền thống) và phái Shiit. Tuy nhiên, các tín đồ Hồi giáo cho dù thuộc nhóm ngành nào cũng đều tuân thủ 5 tín điều, 5 điều cốt lõi của đạo Islam, đó là: 1. Biểu lộ đức tin vào một vị thánh duy nhất là Thánh Allah (Chaheda). Chỉ có một chúa là Thánh Allah, và Mohammed là sứ giả của Thánh. Thuật ngữ Allah xuất hiện 2700 lần trong kinh Coran. 2. Cầu nguyện (Salat) hướng về phía La Mecque, trung tâm của đạo Hồi 5 lần trong ngày: hừng sáng (5h), buổi trưa (13h), xế chiều (16h), chạng vạng tối (19h) và tối (21h). Ngày thứ 6 cầu nguyện tập trung tại thánh đường vào chính ngọ. 3. Tháng Ramadan và tháng 9 theo Hồi lịch. Từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn phải nhịn ăn, uống, hút và quan hệ tình dục. Tháng đó được đánh dấu vào đêm thứ 27 của tháng, một đêm mà những tín đồ trung thành nhất cầu kinh suốt đêm. Người theo đạo Hồi tin rằng, trong suốt tháng Ramadan, tất cả ma quỷ đều bị xiềng xích ở một nơi, cửa địa ngục khép kín lại và cửa thiên đình mở rộng sẵn sàng đón tiếp những kẻ có lòng thành. Do vậy, mùa ăn chay Ramadan là mùa làm phúc, mùa tích thiện. Con người ta vứt bỏ mọi thèm muốn vật chất, những dục vọng thấp hèn và chỉ chú trọng tới việc khắc phục bản thân, cho tâm hồn được trong sạch. 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4. Bố thí (Zakat): đây không phải chỉ là đặc điểm riêng của Hồi giáo, vì đạo nào cũng khuyên người ta giúp đỡ kẻ khốn cùng. Tuy nhiên, việc bố thí của đạo Hồi có ý nghĩa riêng và dường như nó trở thành sự đóng góp cho tập thể. Nguyên nhân là cộng đồng những người theo đạo Hồi cổ truyền có khuynh hướng lẫn lộn với quốc gia. Do đó, Zakat là một hình thức đóng góp cho cộng đồng. 5. Hành hương (Hadji) về La Mecque một lần trong đời là ước mong của người theo đạo Hồi, nhằm được giải thoát khỏi mọi tội lỗi. [7,336] Giáo lý của đạo Hồi đơn giản, nghi lễ không cầu kỳ, lại dễ hòa nhập vào đời thường và trở thành một tập quán. Do vậy, sự khác nhau của đạo chỉ là biểu hiện qua từng dân tộc, từng địa phương, từng nền văn hóa, chia thành nhiều phái. Với sự cuồng tín, thần phục (Islam nghĩa đen là thần phục vào một vị Chúa duy nhất), đạo Hồi có sức mạnh bành trướng bằng máu, bằng nước mắt của các tín đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Đạo Hồi của người Chăm ở Việt Nam Đạo Hồi của người Chăm Dân tộc Chăm Văn hóa tôn giáoGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 278 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 265 0 0 -
5 trang 231 0 0
-
10 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 205 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 188 0 0 -
8 trang 187 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 186 0 0 -
19 trang 164 0 0