Đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ viên chức hành chính trong các đại học vùng Việt Nam
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 393.51 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ viên chức hành chính trong các đại học vùng Việt Nam được nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng và việc xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ viên chức hành chính trong các đại học vùng ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ viên chức hành chính trong các đại học vùng Việt Nam ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CHO ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC ĐẠI HỌC VÙNG VIỆT NAM PHẠM THẾ KIÊN Phó Trưởng Ban Ban Pháp chế và Thi đua - Đại học Huế Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng và việc xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ viên chức hành chính trong các đại học vùng ở Việt Nam. Dữ liệu thu được từ 163 viên chức quản lý và 314 viên chức hành chính của 3 đại học vùng (Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và Đại học Thái Nguyên) cho thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng và việc xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ viên chức hành chính trong các đại học vùng được thực hiện chưa tốt. Việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ viên chức hành chính chưa thông qua hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc mà chủ yếu là dựa trên việc nâng cấp “học vị”, chưa dựa trên việc bổ sung kỹ năng phục vụ công việc; các đại học vùng cũng chưa thực hiện việc đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhằm nắm được nội dung viên chức hành chính đã tiếp thu, học hỏi được và việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế thực hiện công việc. Việc xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ viên chức hành chính cũng chưa được quan tâm. Trên cơ sở thực trạng, nghiên cứu cũng đề xuất các biện pháp để hỗ trợ các đại học vùng thực hiện tốt các hoạt động này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ viên chức hành chính trong các đại học vùng trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Từ khóa: xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp, viên chức hành chính, đại học vùng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đại học vùng (ĐHV) là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm các cơ sở giáo dục đại học thành viên, các đơn vị trực thuộc ĐHV, tổ chức theo hai cấp, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực các trình độ của giáo dục đại học và thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng, miền và cả nước [1]. Cả nước hiện có 3 ĐHV, gồm có: Đại học (ĐH) Huế, ĐH Thái Nguyên và ĐH Đà Nẵng. Đội ngũ viên chức hành chính (ĐNVCHC) trong các ĐHV là đội ngũ viên chức đang thực hiện công việc hành chính trong các đơn vị chức năng của ĐHV. ĐNVCHC trong các ĐHV có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo thi hành các chính sách, các hoạt động trong lĩnh vực công tác, là cầu nối giữa lãnh đạo nhà trường với các đơn vị chuyên môn, và với người học. Đối với ĐNVCHC của cơ quan ĐHV, họ còn có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát về chuyên môn nghiệp vụ đối với các hoạt động của các trường đại học thành viên. Đội ngũ này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và góp phần không nhỏ tạo nên chất lượng chung của các ĐHV. 282 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức là nhằm cập nhật kiến thức, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao; góp phần xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có đủ trình độ và năng lực chuyên môn đảm bảo chất lượng của hoạt động nghề nghiệp [2, Khoản 1, Điều 32]. Việc đào tạo, bồi dưỡng không những giúp cho từng thành viên hoàn thiện chính mình và có cơ hội thăng tiến, phát triển mà còn là sự phát triển của chính từng cơ sở giáo dục trong xu hướng đổi mới trong hệ thống giáo dục quốc dân [5, tr.240]. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho ĐNVCHC trong các ĐHV bao gồm các lĩnh vực: (1) nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, (2) nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, (3) kiến thức bổ trợ về tin học, ngoại ngữ [5, tr.240-241]. Kế hoạch phát triển nghề nghiệp nhằm giúp viên chức định hướng nghề nghiệp tương lai và phát huy những kiến thức, kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho công việc tương lai ở đơn vị [6, tr.46]. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện qua 5 giai đoạn: (1) xây dựng phiếu hỏi, (2) khảo sát thử, (3) khảo sát chính thức, (4) phỏng vấn sâu và (5) phân tích và xử lý số liệu. Thời gian tiến hành là từ tháng 11/2014 đến tháng 5/2015. Phương pháp nghiên cứu chính là điều tra bằng bảng hỏi. Nội dung bảng hỏi được dựa trên một số trắc nghiệm và bảng hỏi về công tác đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp đã được sử dụng trong các nghiên cứu ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tham khảo bảng hỏi từ nghiên cứu về công tác đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp của Trần Kim Dung (2009) [3] và từ nghiên cứu về bản chất quản trị nguồn nhân lực của nhóm tác gi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ viên chức hành chính trong các đại học vùng Việt Nam ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CHO ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC ĐẠI HỌC VÙNG VIỆT NAM PHẠM THẾ KIÊN Phó Trưởng Ban Ban Pháp chế và Thi đua - Đại học Huế Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng và việc xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ viên chức hành chính trong các đại học vùng ở Việt Nam. Dữ liệu thu được từ 163 viên chức quản lý và 314 viên chức hành chính của 3 đại học vùng (Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và Đại học Thái Nguyên) cho thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng và việc xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ viên chức hành chính trong các đại học vùng được thực hiện chưa tốt. Việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ viên chức hành chính chưa thông qua hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc mà chủ yếu là dựa trên việc nâng cấp “học vị”, chưa dựa trên việc bổ sung kỹ năng phục vụ công việc; các đại học vùng cũng chưa thực hiện việc đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhằm nắm được nội dung viên chức hành chính đã tiếp thu, học hỏi được và việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế thực hiện công việc. Việc xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ viên chức hành chính cũng chưa được quan tâm. Trên cơ sở thực trạng, nghiên cứu cũng đề xuất các biện pháp để hỗ trợ các đại học vùng thực hiện tốt các hoạt động này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ viên chức hành chính trong các đại học vùng trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Từ khóa: xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp, viên chức hành chính, đại học vùng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đại học vùng (ĐHV) là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm các cơ sở giáo dục đại học thành viên, các đơn vị trực thuộc ĐHV, tổ chức theo hai cấp, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực các trình độ của giáo dục đại học và thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng, miền và cả nước [1]. Cả nước hiện có 3 ĐHV, gồm có: Đại học (ĐH) Huế, ĐH Thái Nguyên và ĐH Đà Nẵng. Đội ngũ viên chức hành chính (ĐNVCHC) trong các ĐHV là đội ngũ viên chức đang thực hiện công việc hành chính trong các đơn vị chức năng của ĐHV. ĐNVCHC trong các ĐHV có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo thi hành các chính sách, các hoạt động trong lĩnh vực công tác, là cầu nối giữa lãnh đạo nhà trường với các đơn vị chuyên môn, và với người học. Đối với ĐNVCHC của cơ quan ĐHV, họ còn có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát về chuyên môn nghiệp vụ đối với các hoạt động của các trường đại học thành viên. Đội ngũ này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và góp phần không nhỏ tạo nên chất lượng chung của các ĐHV. 282 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức là nhằm cập nhật kiến thức, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao; góp phần xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có đủ trình độ và năng lực chuyên môn đảm bảo chất lượng của hoạt động nghề nghiệp [2, Khoản 1, Điều 32]. Việc đào tạo, bồi dưỡng không những giúp cho từng thành viên hoàn thiện chính mình và có cơ hội thăng tiến, phát triển mà còn là sự phát triển của chính từng cơ sở giáo dục trong xu hướng đổi mới trong hệ thống giáo dục quốc dân [5, tr.240]. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho ĐNVCHC trong các ĐHV bao gồm các lĩnh vực: (1) nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, (2) nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, (3) kiến thức bổ trợ về tin học, ngoại ngữ [5, tr.240-241]. Kế hoạch phát triển nghề nghiệp nhằm giúp viên chức định hướng nghề nghiệp tương lai và phát huy những kiến thức, kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho công việc tương lai ở đơn vị [6, tr.46]. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện qua 5 giai đoạn: (1) xây dựng phiếu hỏi, (2) khảo sát thử, (3) khảo sát chính thức, (4) phỏng vấn sâu và (5) phân tích và xử lý số liệu. Thời gian tiến hành là từ tháng 11/2014 đến tháng 5/2015. Phương pháp nghiên cứu chính là điều tra bằng bảng hỏi. Nội dung bảng hỏi được dựa trên một số trắc nghiệm và bảng hỏi về công tác đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp đã được sử dụng trong các nghiên cứu ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tham khảo bảng hỏi từ nghiên cứu về công tác đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp của Trần Kim Dung (2009) [3] và từ nghiên cứu về bản chất quản trị nguồn nhân lực của nhóm tác gi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kế hoạch phát triển nghề nghiệp Đội ngũ viên chức hành chính Đổi mới giáo dục đại học Quản trị nguồn nhân lực Quản lý giáo dụcTài liệu cùng danh mục:
-
9 trang 574 5 0
-
4 trang 489 10 0
-
14 trang 435 0 0
-
Một số vấn đề tự chủ của trường Cao đẳng Cộng đồng
6 trang 366 0 0 -
13 trang 350 1 0
-
Nghiên cứu hệ thống tự động chấm điểm bài thi trắc nghiệm ứng dụng xử lý ảnh
3 trang 304 0 0 -
Những phẩm chất hiệu quả của người giáo viên: Phần 1
52 trang 297 0 0 -
6 trang 293 1 0
-
3 trang 293 0 0
-
2 trang 284 2 0
Tài liệu mới:
-
5 trang 0 0 0
-
Về cuốn Văn hóa học - Những lí thuyết nhân học văn hóa của A. A. Belik
11 trang 0 0 0 -
Văn hóa doanh nhân: Từ đời sống thực tế đến khái niệm học thuật
5 trang 0 0 0 -
3 trang 1 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một vài giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc
20 trang 1 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành
14 trang 1 0 0 -
52 trang 0 0 0
-
7 trang 0 0 0
-
11 trang 0 0 0
-
54 trang 0 0 0