Danh mục

Đào tạo đáp ứng yêu cầu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, trường Đại học Thương mại

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 398.50 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đào tạo đáp ứng yêu cầu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, trường Đại học Thương mại" tập trung hệ thống hóa yêu cầu kỹ năng cần thiết đối với nhân viên nghiệp vụ tại doanh nghiệp lữ hành; đồng thời bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp nhằm phản ánh toàn diện thực trạng đào tạo và mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, trường Đại học Thương mại tại các vị trí nghiệp vụ trong doanh nghiệp lữ hành. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo đáp ứng yêu cầu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, trường Đại học Thương mại ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU KỸ NĂNG CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH, TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI TS. Trần Thị Bích Hằng Trường Đại học Thương mạiTÓM TẮT Bài viết tập trung hệ thống hóa yêu cầu kỹ năng cần thiết đối với nhân viên nghiệp vụ tạidoanh nghiệp lữ hành; đồng thời bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để phân tíchdữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp nhằm phản ánh toàn diện thực trạng đào tạo và mức độ đáp ứngyêu cầu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, trường Đại họcThương mại tại các vị trí nghiệp vụ trong doanh nghiệp lữ hành. Từ đó, bài biết nhận định một sốvấn đề đặt ra và đưa ra đề xuất góp phần đáp ứng yêu cầu kỹ năng cho sinh viên sau khi tốt nghiệpvà có thể đảm nhận tốt vị trí nhân viên nghiệp vụ tại doanh nghiệp lữ hành.Từ khóa: Doanh nghiệp lữ hành, đào tạo kỹ năng, kỹ năng, Đại học Thương mại1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ và mang lại những đóng góp đáng kể về kinh tế - xãhội. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), trong năm 2018, du lịch quốc tế đã đóng góp 10%GDP toàn cầu, 7% giá trị xuất khẩu quốc tế, 30% giá trị xuất khẩu ngành dịch vụ và 1/10 việc làmtrên toàn thế giới. Riêng tại Việt Nam, năm 2018, tổng thu từ khách du lịch (KDL) đạt 637 nghìn tỷđồng, đóng góp 10% GDP cả nước, tạo 6 triệu việc làm (trong đó có 2 triệu việc làm trực tiếp). Cácchuyên gia du lịch cũng dự báo kết quả nêu trên sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Rõ ràng, sự phát triển của du lịch đã mang lại cơ hội việc làm trong lĩnh vực du lịch nóichung và lĩnh vực lữ hành nói riêng. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách vànâng cao khả năng tiếp cận cơ hội việc làm tại các nước trong khu vực sau khi Hiệp hội các quốcgia Đông Nam Á (Asean) đã thông qua Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong Asean (MRA) vềNghề Du lịch, nhân viên nghiệp vụ không chỉ cần phải đáp ứng tốt yêu cầu về kiến thức, thái độ màcòn phải hoàn thiện về kỹ năng. Điều này cũng đặt ra yêu cầu đối với các cơ sở đào tạo du lịch cầnchú trọng đào tạo và trang bị tốt kỹ năng cho sinh viên, làm hành trang vững vàng trước khi tiếp cậnmôi trường làm việc trong và ngoài nước. Trường Đại học Thương mại là cơ sở đào tạo có bề dày 60 năm hình thành và phát triển.Trường là cơ sở đào tạo đa ngành, đa nghề, trong đó, ở lĩnh vực đào tạo ngành du lịch, trường đượcxem là cơ sở đào tạo có bề dày và quy mô đào tạo hàng đầu cả nước. Sau 55 năm đào tạo, trường đãgóp phần cung cấp hàng vạn lao động chất lượng cao, có kiến thức, kỹ năng thành thục và thái độlàm việc nghiêm túc, yêu nghề. Từ năm 2013, trường Đại học Thương mại bắt đầu triển khaichương trình đào tạo (CTĐT) ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (DVDL&LH) với mục tiêusinh viên tốt nghiệp đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và đảm nhận tốt nhiều vị tríviệc làm, trong đó có các vị trí quản trị tác nghiệp doanh nghiệp kinh doanh DVDL&LH. Theo kết quả điều tra việc làm của Khoa Khách sạn - Du lịch đối với sinh viên tốt nghiệpnăm 2017 cho thấy nhiều sinh viên tốt nghiệp đã chọn làm việc khởi đầu tại các vị trí nhân viênnghiệp vụ trong doanh nghiệp lữ hành (DNLH) - đây là những vị trí không chỉ phù hợp trong hiệntại mà còn giúp họ tiếp tục học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để chinh phục các vị trí quản lý trongDNLH và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch khác. Vậy ở các vị trí nhân viên nghiệp vụ trongDNLH, sinh viên sau tốt nghiệp thực sự cần những kỹ năng gì và đã đáp ứng tốt yêu cầu về kỹ nănghay chưa? Để trả lời câu hỏi này, bài viết tập trung hệ thống hóa yêu cầu kỹ năng cần thiết đối vớinhân viên nghiệp vụ tại DNLH; đồng thời bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính đểphân tích dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp nhằm phản ánh toàn diện thực trạng đào tạo và mức độđáp ứng yêu cầu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị DVDL&LH, trường Đại họcThương mại tại các vị trí nhân viên nghiệp vụ trong DNLH. Từ đó, bài biết nhận định một số vấn đềđặt ra và đưa ra đề xuất góp phần đáp ứng yêu cầu kỹ năng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp và cóthể đảm nhận tốt vị trí nhân viên nghiệp vụ tại DNLH. 2462. TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Bàn về kỹ năng của nhân viên ngành du lịch, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đềcập đến. Trong đó, nhiều nghiên cứu đã tập trung luận giải rõ khái niệm kỹ năng và phân biệt cácthuật ngữ kỹ năng, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm,… (Vũ Xuân Hùng, 2016;Bùi Loan Thùy, Phạm Đình Nghiệm, 2010;…). Các tác giả cũng khẳng định rõ kỹ năng được hìnhthành do quá trình đào tạo, rèn luyện và đúc rút kinh nghiệm từ cuộc sống, công việc,…; kỹ năngrất cần thiết cho việc phát triển nghề nghiệp của con người. Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều nghiên cứu đề cập chuyên sâu đến kỹ năng của nhân lựctrong ngành du lịch. Các nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), 2012;Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2013; Syed Najmuddin Syed Hassan và cộng sự (2009); NguyễnVăn Mạnh, Phạm Hồng Chương và cộng sự (2009); Nguyễn Doãn Thị Liễu và cộng sự(2011);… đều nhận định nhân lực ngành du lịch cần thiết phải hội đủ các yêu cầu về kiếnthức, kỹ năng và thái độ; trong đó, một số kỹ năng quan trọng cần phải có được là kỹ nănggiao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng quan sát, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch,kỹ năng tin học, kỹ năng ngoại ngữ,… Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào bàn về thực trạng đào tạo kỹ năng của sinhviên ngành Quản trị DVDL&LH trường Đại học Thương m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: