Danh mục

Đào tạo kiến trúc sư tại các cơ sở địa phương trong xu hướng toàn cầu hoá

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 200.84 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích bài viết nhằm đẩy mạnh hoạt động chuyên môn đào tạo của CLB các trường đại học đào tạo KTS, lấy hướng hội nhập chung là cứu cánh. Trước mắt là hội nhập chung trong nước, đạt được các tiêu chí chung như thiết lập chương trình khung về đào tạo kiến trúc sư thực hành. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo kiến trúc sư tại các cơ sở địa phương trong xu hướng toàn cầu hoá Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ _________________________________________________________________________________________ ÑAØO TAÏO KIEÁN TRUÙC SÖ TAÏI CAÙC CÔ SÔÛ ÑÒA PHÖÔNG TRONG XU HÖÔÙNG TOAØN CAÀU HOÙA TS.KTS. TRÒNH HOÀNG VIEÄT Tröôøng ÑH Xaây döïng mieàn Trung Xu hướng toàn cầu hóa mang tính tất yếu cho mọi lĩnh vực, đối với thực tiễn phát triển kiến trúc - quy hoạch càng thấy rõ hơn. Vì vậy việc bàn luận về toàn cầu hóa và đào tạo KTS là rất phù hợp vào thời điểm hiện nay. Thực tiễn đô thị hóa ở nước ta thời gian qua là bước đầu hội nhập toàn cầu. Quy hoạch và Kiến trúc luôn phải giải quyết hai vấn đề lớn là tiếp nhận công nghệ hiện đại của thế giới và phát huy nội lực truyền thống bản địa, theo các tiêu chuẩn phát triển bền vững. Hoạt động kiến trúc ở nước ta hiện nay có những cơ hội và những thách thức lớn, đòi hỏi phải đổi mới trong đào tạo kiến trúc sư, nhằm tạo nên đội ngũ nhân lực có thể hoạt động được trong môi trường cạnh tranh và hợp tác quốc tế. Kiến trúc sư mới ra trường cần làm được những loại công việc mới phát sinh trong quá trình hội nhập, ví dụ như chuyển giao công nghệ và hồ sơ thiết kế ngoại nhập, làm thầu phụ trong công tác tư vấn đầu tư, làm việc cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam, v..v. Kinh nghiệm thực tế trong thời gian qua nhiều sinh viên kiến trúc ra trường đã chủ động hội nhập, tự đào tạo bổ sung, tự tìm hiểu môi trường và phong cách làm việc mới, bước đầu đã có những dấu hiệu khả quan. Cá biệt một số nhóm KTS sau một thời gian làm việc cho các công ty tư vấn thiết kế ngoại quốc đã có thể lập riêng được văn phòng thiết kế, tham gia tốt trong thị trường tư vấn cả trong và ngoài nước. Đào tạo KTS theo kiểu truyền thống, chịu ảnh hưởng của nền kinh tế bao cấp trước kia thường tạo ra các thế hệ KTS công chức, với các kiến thức và kỹ năng thiên về kinh điển, kém chủ động và linh hoạt, khó hội nhập với kinh tế thị trường và hội nhập toàn cầu. Đây là một nguyên nhân được nhiều ý kiến đồng thuận, nhưng trong hành động ở các trường đào tạo KTS vẫn còn chưa thấy rõ sự đổi mới, hoặc thay đổi nhưng vẫn chưa hiệu quả, vì vậy nên chăng có những mạnh dạn đề xuất và thử nghiệm để hướng tới một kiểu đào tạo mở hơn, linh hoạt hơn và gần với thực tiễn đời sống nghề nghiệp hơn? Một trong những ví dụ về tính bảo thủ của đào tạo KTS là thời gian đào tạo luôn có xu hướng kéo dài (trên 5 năm) và tăng khối lượng kiến thức, với các lý do 77 Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ _________________________________________________________________________________________ Kiến trúc là ngành đặc thù, cơ sở KHKT ảnh hưởng tới quy hoạch - kiến trúc ngày càng phát triển. Nhưng trên thực tế xã hội hiện nay đã có nhiều thay đổi. Ví dụ như trong ngành Y hiện đang thí điểm rút ngắn thời gian đào tạo đại học xuống dưới 5 năm, tiếp sau trình độ đại học là trình độ chuyên khoa cấp II và đạo tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ Y khoa, hoặc đối với các ngành văn hóa - nghệ thuật chia ra nhiều giai đoạn đào tạo, trong đó việc phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu bắt đầu từ các cấp dưới đại học và sau đại học vẫn còn tiếp tục nâng cấp đào tạo. Trong xu hướng xã hội học tập và kinh tế tri thức hiện nay, việc chia giai đoạn theo các cấp độ đào tạo là rất nên áp dụng cho việc đào tạo KTS. Cụ thể đã có những đề xuất về đào tạo KTS thực hành từ 3,5 đến 4 năm, KTS chuyên sâu 5 năm và các bước nâng cấp sau đại học, ví dụ trình độ Thạc sỹ Kiến trúc hiện có trường 1,5 năm và có trường là 2 năm, v..v. Hiện trong các cơ sở đào tạo KTS chỉ có ngành Kiến trúc tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có thời gian đào tạo bậc đại học là 4,5 năm còn lại đều là 5 năm. Thời lượng 5 năm với trình độ đào tạo cử nhân (Bachelor) là quá dài và với trình độ Thạc sỹ (Master) là chưa đủ so với thông lệ quốc tế, vậy đối với việc đào tạo KTS cần có một thời lượng thế nào mới là phù hợp? Mức độ và tính chất chuyên ngành cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến đào tạo KTS, cả về thời gian cũng như về nội dung chương trình. Hiện nay ở nước ta có hai dạng chính là đào tạo KTS tổng hợp (cả Quy hoạch - Kiến trúc công trình) và tách riêng làm hai loại KTS quy hoạch và KTS công trình. Trong khi đó trên thế giới xu hướng phổ biến trong đào tạo KTS là dựa trên nền kiến thức chung trong những năm đầu (thường là 3 hoặc 3,5 năm) từ đó tách ra làm nhiều chuyên ngành sâu đa dạng và linh hoạt theo yêu cầu của từng thời kỳ và từng địa phương. Ví dụ, ngoài ngành Kiến trúc công trình còn có Kiến trúc cảnh quan (phong cảnh), Lịch sử kiến trúc, Bảo tồn phục chế di sản kiến trúc, Kiến trúc Nội thất, Kiến trúc công nghiệp, Kiến trúc vỏ tàu, v..v. Qua đó thấy rằng cách phân ngành Quy hoạch và Kiến trúc công trình như ở ta là cứng nhắc và nay đã lạc hậu rồi. Nên theo xu hướng chung của thế giới thì sẽ tránh được nghịch lý tồn tại trong các trường là: điểm thi đầu vào ngành Kiến trúc quy hoạch thường thấp hơn đầu vào ngành Kiến trúc công trình, trong khi yêu cầu đào tạo của ngành Quy hoạch cần có nhiều kiến thức tổng hợp hơn. Việc tách rời các khoa Quy hoạch và Kiến trúc tạo nên hiện tượng thực tế là: các lĩnh vực giữa Quy hoạch và Kiến trúc công trình thường không được chú ý chăm sóc đầy đủ như: Thiết kế đô thị, Cảnh quan kiến trúc, v..v. Hiện nay ở Việt Nam có nhiều cơ sở đào tạo Kiến trúc sư, ngoài các trung tâm lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì phần lớn là các cơ sở đào tạo địa phương, với dạng đào tạo KTS tổng hợp. Vì vậy rất cần có liên kết đào tạo giữa các trường; những phần cơ bản trông mong vào các trụ cột ở hai thành phố lớn, tạo nên các chương trình khung và hệ thống kiến ...

Tài liệu được xem nhiều: