Danh mục

Đào tạo năng lực tổ chức dạy học tích hợp bộ môn khoa học cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông mới

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 99.71 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đã nghiên cứu về quy trình đào tạo năng lực dạy học tích hợp bộ môn khoa học cho sinh viên sư phạm. Xuất phát từ bản chất của dạy học tích hợp, nhiệm vụ mới của học sinh và vai trò mới của giáo viên để trả lời cho câu hỏi vì sao chúng ta phải phát triển năng lực tổ chức dạy học tích hợp bộ môn khoa học cho sinh viên sư phạm. Cũng từ việc nghiên cứu khung chuẩn đầu ra cho sinh viên khối ngành sư phạm, đã đề xuất cấu trúc năng lực tổ chức dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo năng lực tổ chức dạy học tích hợp bộ môn khoa học cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông mớiJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 31-38This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2017-0027ĐÀO TẠO NĂNG LỰC TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢPBỘ MÔN KHOA HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠMĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚIHà Thị Lan HươngViện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Chương trình giáo dục phổ thông mới dự kiến thiết kế theo định hướng phát triểnnăng lực cho học sinh. Ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở chương trình được tích hợp thànhcác lĩnh vực khoa học. Vì vậy, để có thể thực hiện được chương trình phổ thông mới đó thìyếu tố không kém phần quan trọng là giáo viên có được năng lực để tổ chức dạy học tíchhợp. Câu hỏi đặt ra là các trường sư phạm đã chuẩn bị tâm thế, trang bị kiến thức, năng lựctổ chức dạy học tích hợp cho sinh viên của mình như thế nào để ngay khi ra trường sinhviên của họ có thể thực hiện được chương trình mới này. Bài báo đã nghiên cứu về quytrình đào tạo năng lực dạy học tích hợp bộ môn khoa học cho sinh viên sư phạm. Xuất pháttừ bản chất của dạy học tích hợp, nhiệm vụ mới của học sinh và vai trò mới của giáo viênđể trả lời cho câu hỏi vì sao chúng ta phải phát triển năng lực tổ chức dạy học tích hợp bộmôn khoa học cho sinh viên sư phạm. Cũng từ việc nghiên cứu khung chuẩn đầu ra chosinh viên khối ngành sư phạm, đã đề xuất cấu trúc năng lực tổ chức dạy học tích hợp chosinh viên sư phạm. Từ đó đưa ra quy trình phát triển năng lực năng lực tổ chức dạy học tíchhợp các bộ môn khoa học cho sinh viên sư phạm và thông qua quy trình này có thể đào tạođược đội ngũ giáo viên có năng lực tổ chức dạy học tích hợp bộ môn khoa học để đáp ứngyêu cầu giáo dục phổ thông mới.Từ khóa: Dạy học tích hợp, năng lực tổ chức dạy học tích hợp, quy trình, giáo dục phổthông, sinh viên sư phạm.1.Mở đầuTrước tình hình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra dựthảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới” [1]:Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hài hoà đức,trí, thể, mĩ của học sinh; Nội dung giáo dục tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với đặc điểmtâm - sinh lí lứa tuổi học sinh, coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Nội dunggiáo dục phổ thông được thiết kế theo hướng tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở cáclớp học trên; Giảm số môn học bắt buộc; Tăng số môn học tự chọn,. . . Để thực hiện được chươngNgày nhận bài: 15/12/2016. Ngày nhận đăng: 16/2/2017.Tác giả liên lạc: Hà Thị Lan Hương, địa chỉ e-mail: huonghtl@hnue.edu.vn31Hà Thị Lan Hươngtrình phổ thông mới, giáo viên phổ thông nhất là giáo viên dạy ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sởphải có được năng lực tổ chức dạy học tích hợp. Vấn đề này đặt ra cho các trường đại học và caođẳng phải làm thế nào để đào tạo sinh viên và bồi dưỡng giáo viên ở phổ thông có được năng lựctổ chức dạy học tích hợp này để có thể thực hiện được chương trình phổ thông mới trong giai đoạntới. Trước yêu cầu đổi mới này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “Chuẩn đầu ra trình độ đạihọc khối ngành sư phạm đào tạo giáo viên trung học phổ thông” trong đó có năng lực dạy học tíchhợp cần đào tạo cho sinh viên sư phạm [2]. Căn cứ vào chuẩn đầu ra của Bộ, các trường sư phạmđã xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên của trường mình để sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể dạyđược chương trình và sách giáo khoa mới. Nhiều công trình nghiên cứu đã căn cứ vào chuẩn đầura cho sinh viên sư phạm của Bộ và Trường để xây dựng và đưa ra khung năng lực cho sinh viênsư phạm trong đó có năng lực dạy học tích hợp [3-5, 8]. Cũng như việc tổ chức dạy học tích hợpnhư thế nào để có thể huy động được kiến thức ở người học hướng đến mục tiêu phát triển nănglực vận dụng kiến thức cho học sinh [5-7, 10]. Bài báo này đề cập đến quy trình phát triển nănglực tổ chức dạy học tích hợp các bộ môn khoa học cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu giáodục phổ thông mới.2.2.1.Nội dung nghiên cứuLí do cần phát triển năng lực tổ chức dạy học tích hợp các bộ môn khoahọc cho sinh viên sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay* Đổi mới giáo dục theo xu hướng đổi mới và hội nhập với thế giới phải đòi hỏi việc tổ chứcdạy học phải đáp ứng được yêu cầu của người học và đặt ra vai trò mới cho người giáo viênTrong xu hướng hội nhập thế giới về giáo dục, học sinh là người tham gia tích cực, tự giácvào hoạt động học tập; là người được quyết định một phần (hay toàn bộ) chiến lược học tập củamình. Đồng thời học sinh cũng phải chịu trách nhiệm với kết quả học tập của mình về sự phát triểnhiểu biết và phát triển nhân cách của chính mình. Thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, họ tựchiếm lĩnh tri thức, tổ chức việc chiếm lĩnh tri thức qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo quaphong cách học tập tư duy của mỗi cá nhân. Qua đó họ quay lại để tự điều chỉnh hành vi của chínhmình và năng lực của họ được hình thành và phát triển. Chính vì giáo dục đối tượng học sinh nhưvậy nên vai trò của giáo viên phải thay đổi. UNESCO cho rằng vai trò của người giáo viên thế kỉ21 có những thay đổi theo hướng đảm nhiệm nhiều chức năng hơn, trách nhiệm lựa chọn nội dunggiáo dục nặng nề hơn, phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức học sinh hoạt độngchiếm lĩnh tri thức, coi trọng dạy học phân hóa cá nhân, biết sử dụng tối đa những nguồn tri thứcđa dạng trong xã hội, phải biết sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện kĩ thuật dạy học, phải tựhọc để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; yêu cầu hợp tác làm việc với đồngnghiệp chặt chẽ hơn, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong các quan hệ xã hội,với cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức xã h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: