Danh mục

Đào tạo ngành quản trị nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 246.41 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả sẽ tập trung phân tích bản chất, đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tới thị trường lao động và chuẩn đầu ra ngành Quản trị Nhân lực. Bài viết cũng đề cập tới thách thức, yêu cầu và định hướng đối với đào tạo quản trị nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo ngành quản trị nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Nguyễn Thị Hồng1 Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang là chủ đề nóng trên mọi diễn đàn của quốc gia, quốc tế. Nó đang lan rộng và phát triển với tốc độ chóng mặt, nó có ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của cuộc sống trong đó ảnh hưởng lớn đến giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Cho đến nay đã có rất nhiều các bài viết, công trình nghiên cứu về đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy vậy, nghiên cứu đào tạo ngành Quản trị Nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 rất ít được chú ý. Trong bài viết này, tác giả sẽ tập trung phân tích bản chất, đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tới thị trường lao động và chuẩn đầu ra ngành Quản trị Nhân lực. Bài viết cũng đề cập tới thách thức, yêu cầu và định hướng đối với đào tạo quản trị nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Đào tạo ngành Quản trị Nhân lực, cách mạng công nghiệp 4.0. Abstract: The 4th industrial revolution is a hot topic on every national and international forum. It is spreading and developing at a dizzying pace. It affects every aspect of life including higher education and career education. So far, there have been many articles and researches on human resource training to meet the requirements of industrial revolution 4.0. However, research on human resources management training to meet the requirements of the labor market in the context of the industrial revolution 4.0 has received little attention. In this article, the author will focus on analyzing the nature and characteristics of the industrial revolution 4.0, the impact of industrial revolution 4.0 on the labor market and the output standards of human resource management industry training. The paper also addresses challenges, requirements and orientations for human resource management training in the context of industrial revolution 4.0. Keywords: Human resources management training; the 4th industrial revolution. 1. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 Lịch sử công nghiệp hoá đã trở mình qua 3 cuộc cách mạng và đang bước vào cuộc cách mạng lần thứ 4. Lần thứ nhất, vào khoảng những năm 1780, cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được đánh dấu bởi sự ra đời của động cơ hơi nước. Lần thứ hai, vào khoảng những năm 1870, cách mạng công nghiệp lần thứ hai được đánh dấu bởi các dây truyền sản xuất với loại hình sản xuất hàng loại và sự tiêu thụ điện năng vào vận hành sản xuất (động cơ điện). Lần thứ ba, vào khoảng những năm 1970, cách mạng công nghiệp lần thứ ba được đánh dấu bởi các hệ thống tự động hoá sản xuất và sự điều hành sản xuất thông qua hệ thống máy tính. Đến nay, cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 1 Email: honghrm@gmail.com, Khoa Quản lý NNL,Trường Đại học Lao động - Xã hội. 382 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 công nghiệp 4.0) bắt đầu đánh dấu bởi sự kết hợp của cách mạng công nghiệp và cách mạng công nghệ thông tin. Đó là sự giao thoa ứng dụng công nghệ thông tin trình độ cao trên nên nền tảng kết nối dữ liệu lớn, dữ liệu mở để đáp ứng vận hành công nghiệp cao, công nghiệp thông minh. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được nhận diện bởi ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển công nghiệp trên nền ứng dụng mạng diện rộng đặc biệt là mạng toàn cầu, Internet kết nối vạn vật; Dữ liệu lớn, dữ liệu mở: dữ liệu được lưu trữ, chia sẻ và phân tích trên nền điện toán đám mây; Trí tuệ nhân tạo: trí tuệ được thể hiện bởi yếu tố/vật nhân tạo - trí tuệ của máy móc được tạo ra bởi con người. Trí tuệ nhân tạo liên quan đến vấn đề tự động hóa các hành vi thông minh (robot, thiết bị thông minh..). Trong cách mạng công nghiệp 4.0, trình độ công nghệ thông tin phải đạt ở trình độ cao, mạng toàn cầu luôn hoạt động, mọi thông tin luôn kết nối, dữ liệu luôn lớn, đầy và đủ. Vấn đề tự động hoá không chỉ nằm trong phạm vi nội bộ mỗi doanh nghiệp. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúp cho quá trình tự động hoá trở nên thông minh hơn và tự động hoá ở diện rộng hơn. Ở những doanh nghiệp mà cách mạng công nghiệp 4.0 đi qua, tự động hoá sản xuất và tự động hoá điều hành sản xuất sẽ được triển khai trên cơ sở số hoá, trí tuệ nhân tạo, trên cơ sở ứng dụng hệ thống cảm biến, hệ thống thực tế ảo và khả năng kết nối vạn vật. Hệ thống dây truyền tự động hoá hoàn toàn với sự tham gia làm việc kể cả tham gia vận hành bởi hệ thống rô bốt. Hệ thống đó cần có rất ít sự can thiệp, điều kiển của con người. Khi cần con người có thể tham gia điều khiển với khoảng cách rất xa (bất kể nơi đâu trên thế giới) thông qua sự trợ giúp của công nghệ thông tin và tự động hoá. Sẽ xuất hiện những nhà máy thông minh trong các doanh nghiệp thông minh nhờ sự cộng hưởng của cách mạng công nghiệp và cách mạng công nghệ thông tin. Hệ thống kết nối chuỗi các doanh nghiệp các nhà cung ứng sẽ hoạt động một cách thuận lợi và linh hoạt trong phạm vi toàn cầu. Ở những cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà thành quả của cách mạng công nghiệp 4.0 được ứng dụng, hầu hết các chương trình đào tạo sẽ được chuyển qua phương thức đào tạo trực tuyến (E-Learning) kết hợp ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong thực hành, thực tập công việc, thực tập nghề nghiệp. Quá trình giảng dạy trực tiếp của giảng viên có thể chuyển qua quá trình thiết kế bài giảng trực tuyến ứng dụng những công nghệ tự động, công nghệ số hoá và công nghệ thực tế ảo. Quá trình học tập của người học sẽ chuyển qua quá trình tự học với hệ thống mạng, máy tính và khả năng tiếp cận và ứn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: