Đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao ở thành phố Hồ Chí Minh để hội nhập
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao ở thành phố Hồ Chí Minh để hội nhập ĐÀO TẠO NHÂN LỰC DU LỊCH CHẤT LƢỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỂ HỘI NHẬP PGS, TS. Phạm Xuân Hậu Trường Đại học Văn Hiến, Thành phố Hồ Chí MinhTÓM TẮT Bài trình bày kết quả nghiên cứu về đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao ở thành phố HồChí Minh góp phần phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo tinh thần nghị quyết củathành phố. Trên cơ sở phân tích hiện trạng đào tạo, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân, đềxuất những giải pháp, kiến nghị để thực hiện việc đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao đáp ứngtiến trình hội nhậpTừ khóa: Du lịch TP.Hồ Chí Minh, đào tạo du lịch, nhân lực du lịch.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọntrong cơ cấu phát triển kinh tế quốc dân Việt Nam. Nhiều địa phương có điều kiện thuận lợi cũng đãxác định phát triển du lịch thành ngành mũi nhọn. Trong những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởnglượng khách và doanh thu khá nhanh, đã góp phần đáng kể làm tăng GDP của đất nước và địaphương. Năm 2013 Việt Nam đã đón 7,57 triệu lượt khách quốc tế và 35 triệu lượt khách nội địa,đến năm 2016 khách quốc tế đã đạt 10 triệu lượt người, khách nội địa đạt 62 triệu lượt người. Theothống kê của Tổng cục du lịch, để đảm bảo phục vụ các lĩnh vực hoạt động của ngành, mỗi nămtoàn ngành cần có thêm khoảng 40.000 lao động, trong khi lượng nhân lực đào tạo của ngành ratrường chỉ khoảng 15.000 người [2], trong đó người có trình độ cao đẳng đại học trở lên chiếm chỉkhoàng 12%. Trong 1,3 triệu lao động du lịch cả nước, chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38%đào tạo từ các ngành khác, còn khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), điểm đến du lịch lớn nhất cả nước đã và đang khẳngđịnh vị thế của mình trong thu hút du khách. Năm 2018 TP.HCM đón 36,5 triệu lượt khách, trongđó khách quốc tế khoảng 7,5 triệu lượt, khách nội địa khoảng 29 triệu lượt. Năm 2019 đặt mục tiêuđón 8,5 triệu lượt khách quốc tế, 32,77 triệu lượt khách nội địa; 6 tháng đầu năm 2019 đã đón 4,3triệu lượt khách quốc tế, tăng 10,1% so với cùng kỳ 2018, đạt 50,1% kế hoạch đề ra. Hiện nhân lựcngành du lịch có khoảng 140 ngàn người lao động trực tiếp, trong đó có khoảng 15% trình độ đạihọc, 50% trình độ cao đẳng, trung cấp, còn lại là lao động nghề. Tuy nhiên, hiện nhân lực mới chỉđáp ứng được khoảng 70% so với nhu cầu; lực lượng này không thể đảm bảo đáp ứng kịp nhu cầucủa phát triển ngành, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập, đòi hỏi nhân lực có trình độ và chất lượngcao tham gia vào thị trường lao động quốc tế. Trong lĩnh vực đào tạo, hệ thống các cơ sở đào tạo (từdạy nghề đến trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học) đã không ngừng mở rộng qui mô, nâng caochất lượng, đã có đóng góp đáng kể trong cung cấp lao động cho ngành. Tuy nhiên, nhìn lại tổngthể thì hoạt động đào tạo còn bộc lộ khá nhiều bất cập, từ nhận thức và trách nhiệm của cán bộ quảnlí hành chính các cấp, các ngành liên quan, ngành du lịch, đến cán bộ quản lý các cơ sở đào tạotrong việc phát triển nguồn nhân lực du lịch, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, chất lượngđào tạo hạn chế nên khó đáp ứng kịp yêu cầu phát triển ngành thời kỳ hội nhập; đặc biệt là sự đòihỏi của cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy cần có sự điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện mới có thể tiếptục duy trì và nâng cao vị thế, góp phần phát triển ngành trở thành ngành ―mũi nhọn‖ trong pháttriển kinh tế thành phố, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập khu vực và thế giới.2. MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Mục tiêu - Dựa trên kết quả tổng hợp cơ sở lí thuyết và thực tiễn về đào tạo phát triển nhân lực nóichung, nhân lực du lịch chất lượng cao nói riêng, vận dụng vào đào tạo phát triển nhân lực du lịch(NLDL) chất lượng cao (CLC) ở TP.HCM hiện tại và tương lai. - Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức đào tạo NLDL nói chung và nhân lực du lịch CLC ởthành phố trong thời gian qua (có phân tích những hạn chế và nguyên nhân), từ đó đề xuất giải pháp 199và kiến nghị các cấp có thẩm quyền trong việc phát triển NLDL chất lượng cao của thành phố, đápứng hội nhập.2.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu là: Điều tra,khảo sát các cơ sở đào tạo để nắm các dữ liệu về chương trình đào tạo, việc hợp tác với các doanhnghiệp và cơ sở đào tạo trong và ngoài nước trong đào tạo, đội ngũ giảng viên chuyên ngành, cơ sởthực hành thực tế. Đồng thời thu thập & tổng hợp thông tin, tài liệu, tư liệu có liên quan (cả lĩnh vựclí thuyết và thực tiễn) từ các cơ quan, ban ngành có liên quan, cơ quan quản lí du lịch, doanh nghiệpdu lịch, để phân tích, đánh giá làm sáng tỏ về thực trạng đào tạo NLDL, CLC trong thời gian qua vànhững xu hướng phát triển trong thời gian tới của du lịch TP.HCM, làm nền tảng, căn cứ đề xuấtgiải pháp thực hiện hiệu quả.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1. Quan niệm về nhân lực du lịch chất lượng cao Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có một khái niệm đầy đủ và hoàn thiện, song có một số nhàkhoa học, nhà quản lý đã đưa ra quan niệm về ― Nhân lực du lịch chất lượng cao‖. Theo NguyễnVăn Lưu (2016 - tr.10) và tương tự là Phạm Trung Lương (2017- tr. 11) đưa ra khái niệm nguồnnhân lực du lịch chất lượng cao được hiểu là một bộ phận đặc biệt của nguồn nhân lực du lịch, baogồm những người có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên đảm nhiệm các chức danh quảnlý nhà nước về du lịch, hoạt động sự nghiệp du lịch (nghiên cứu và đào tạo du lịch), quản trị doanhnghiệp du lịch, các lao động lành nghề là những nghệ nhân, những nhân lực du lịch trực tiếp đượcxếp từ bậc 3 trở lên, đang làm việc trong các lĩnh vực của ngành ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Cách mạng công nghiệp 4.0 Đào tạo nhân lực du lịch Nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao Thu hút du khách du lịchTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Quản trị dịch vụ ăn uống và nhà hàng: Phần 1 - Trường Đại học Mở Hà Nội
99 trang 1492 8 0 -
Giáo trình Quản trị lễ tân khách sạn: Phần 1
219 trang 890 12 0 -
105 trang 608 1 0
-
Bài giảng Quản lý điểm đến du lịch - Chương 1: Điểm đến du lịch (Năm 2022)
40 trang 501 2 0 -
41 trang 480 0 0
-
12 trang 470 0 0
-
79 trang 407 2 0
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 380 0 0 -
Giáo trình Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp lữ hành: Phần 1
160 trang 358 3 0 -
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 1
144 trang 321 2 0
Tài liệu mới:
-
14 trang 0 0 0
-
Tự thay đổi giao diện PocketPC với FunnySnake
14 trang 0 0 0 -
13 trang 0 0 0
-
71 trang 0 0 0
-
55 trang 0 0 0
-
Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Đình Giót, Thanh Xuân
7 trang 0 0 0 -
Mức độ hiệu quả của các mô hình học máy tree-based trong phát hiện giao dịch gian lận thẻ tín dụng
17 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 - Trường Tiểu học Hồng Châu, Yên Lạc
5 trang 0 0 0 -
Xâm lấn mạch máu, thần kinh và kết quả sớm của phẫu thuật nội soi trong ung thư trực tràng
7 trang 0 0 0 -
25 trang 0 0 0