Đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 250.59 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay" trình bày các nội dung về: xu hướng mới trong đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán; ứng dụng công nghệ số trong công tác giảng dạy kế toán, kiểm toán; khó khăn và thách thức;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 21. ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ HIỆN NAY ThS. Nguyễn Anh Tú* Tóm tắt Những năm gần đây, ngành Giáo dục rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động giảng dạy. Hoạt động này đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy học tập từ truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực, giúp người dạy và người học kết nối được với nhau bất chấp mọi khoảng cách về địa lý, phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Từ mô hình lớp học tập trung đã dần chuyển sang các mô hình dạy học trực tuyến, sử dụng CNTT và truyền thông đễ hỗ trợ các hoạt động giảng dạy, học tập. Qua đó, người học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thực vào thực tiễn. Nhân tố chủ chốt trong sự chuyển mình mạnh mẽ của giáo dục hiện nay là chuyển đổi số. Chuyển đổi số đã làm thay đổi căn bản thực hành kế toán, kiểm toán tại các đơn vị, giúp hoạt động này diễn ra nhanh, chính xác, tiết kiệm thời gian và nâng cao giá trị hơn cho xã hội. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với công tác đào tạo nhân lực ngành Kế toán, Kiểm toán tại các trường đại học hiện nay. Từ khóa: Mô hình dạy học trực tuyến; chuyển đổi số; nhân lực kế toán, kiểm toán 1. CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ GÌ? Có nhiều định nghĩa khác nhau về chuyển đổi số bởi vì quá trình áp dụng chuyển đổi số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 (CMCN 4.0) hiện nay sẽ có sự khác biệt ở từng lĩnh vực khác nhau dẫn tới cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, để có thể định nghĩa một cách ngắn gọn và dễ hiểu, chuyển đổi số (Digital transformation) là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và dám chấp nhận các thất bại. * Trường Kinh tế, Trường Đại học Vinh 192 CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Cuộc CMCN 4.0 được đặc trưng bởi 4 nhóm công nghệ cốt lõi là: (i) công nghệ số: AI, Big Data, IoT, Blockchain, Cloud, robot tự hành, mô phỏng, tính toán lượng tử; (ii) vật lý và vật liệu mới: Nano, in 3D, quang điện, xe tự lái, xe điện, thiết bị bay; (iii) sinh học: tế bào gốc, chip sinh học, cảm biến sinh học, công nghệ thần kinh, y học cá thể, chẩn đoán hình ảnh y sinh học; và (iv) năng lượng và môi trường: vệ tinh nhỏ, công nghệ turbin gió, lưới điện thông minh, công nghệ ắc-quy, năng lượng đại dương. 2. XU HƯỚNG MỚI TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN Sự kết hợp giữa cuộc CMCN 4.0 với dữ liệu số và các công nghệ khác nhau được đánh giá sẽ là sự phát triển đột phá của chuyển đổi số góp phần thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế… Các nhà nghiên cứu cho rằng, kế toán, kiểm toán là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động lớn từ cuộc CMCN 4.0 nói chung và xu hướng chuyển đổi số nói riêng. Theo đó, thực hành kế toán tại doanh nghiệp trên thế giới và cả Việt Nam trong bối cảnh ứng dụng chuyển đổi số đều là những công nghệ giúp quy trình kế toán được thực hiện chính xác, nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi và bảo mật hơn, tổ chức kế toán trong doanh cũng trở nên linh hoạt hơn và các báo cáo tài chính cung cấp nhiều thông tin đa chiều có giá trị. Với hàng loạt công nghệ như vậy, các trường đại học và cơ sở đào tạo có nhiều cơ hội để nghiên cứu thay đổi căn bản cách tiếp cận, nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo. Mục tiêu đào tạo hướng đến sản phẩm đầu ra là các chuyên gia kế toán, kiểm toán có kiến thức toàn diện về tài chính, kế toán cũng như các kỹ năng sáng tạo, tổng hợp, phân tích, quản trị dữ liệu kinh doanh và thích ứng với sự thay đổi. Tuy nhiên, chuyển đổi số cũng sẽ là điểm yếu nếu hoạt động đào tạo kế toán, kiểm toán trong nước không thích ứng kịp thời và không theo kịp với đòi hỏi thực tiễn. Cơ hội việc làm của ngành Kế toán, Kiểm toán sẽ bị thu hẹp do năng suất lao động tăng, nhu cầu người làm kế toán, kiểm toán truyền thống sẽ giảm. Trong thời đại công nghệ số, lực lượng kế toán, kiểm toán cần được đào tạo về công nghệ, xử lý thông tin, đồng thời rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu đáp ứng, thích nghi những thay đổi về cơ chế chính sách tài chính, chế độ kế toán, về trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác kế toán. Sinh viên cần được nâng cao các kỹ năng mềm như: làm việc nhóm, nghiên cứu, sắp xếp công việc, quản lý dữ liệu… Vì vậy, định hướng đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán cần nhấn mạnh hơn vào các kỹ năng quản trị dữ liệu, giám sát hệ thống và tư vấn. 3. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN Tương tự như các chương trình đào tạo khác, chủ yếu hiện nay ứng dụng công nghệ số trong công tác giảng dạy bao gồm: thiết kế các lớp học trực tuyến E-Learning, phương pháp học tập thông qua các dự án, phương pháp học bằng ứng dụng thực tế thông qua các phần mềm kế toán… Vấn đề cấp bách đặt ra là cần phải chuyển đổi số trong cả đào tạo và thực hành. Các đơn vị đào tạo được định hướng chú trọng đào tạo “kế toán công nghệ số” chứ không chỉ giảng dạy sinh viên cách sử dụng phần mềm kế toán cụ thể; đề xuất lồng ghép kiến thức về công nghệ, về phần mềm, thực hành vào các học phần trong chương trình đào tạo. Để thực hiện được vấn đề này, các công việc cụ thể thực hiện theo lộ trình như sau: rà soát và điều chỉnh từng bước các chương trình đào tạo hiện có theo hướng cập nhật nội dung về ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 21. ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ HIỆN NAY ThS. Nguyễn Anh Tú* Tóm tắt Những năm gần đây, ngành Giáo dục rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động giảng dạy. Hoạt động này đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy học tập từ truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực, giúp người dạy và người học kết nối được với nhau bất chấp mọi khoảng cách về địa lý, phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Từ mô hình lớp học tập trung đã dần chuyển sang các mô hình dạy học trực tuyến, sử dụng CNTT và truyền thông đễ hỗ trợ các hoạt động giảng dạy, học tập. Qua đó, người học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thực vào thực tiễn. Nhân tố chủ chốt trong sự chuyển mình mạnh mẽ của giáo dục hiện nay là chuyển đổi số. Chuyển đổi số đã làm thay đổi căn bản thực hành kế toán, kiểm toán tại các đơn vị, giúp hoạt động này diễn ra nhanh, chính xác, tiết kiệm thời gian và nâng cao giá trị hơn cho xã hội. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với công tác đào tạo nhân lực ngành Kế toán, Kiểm toán tại các trường đại học hiện nay. Từ khóa: Mô hình dạy học trực tuyến; chuyển đổi số; nhân lực kế toán, kiểm toán 1. CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ GÌ? Có nhiều định nghĩa khác nhau về chuyển đổi số bởi vì quá trình áp dụng chuyển đổi số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 (CMCN 4.0) hiện nay sẽ có sự khác biệt ở từng lĩnh vực khác nhau dẫn tới cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, để có thể định nghĩa một cách ngắn gọn và dễ hiểu, chuyển đổi số (Digital transformation) là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và dám chấp nhận các thất bại. * Trường Kinh tế, Trường Đại học Vinh 192 CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Cuộc CMCN 4.0 được đặc trưng bởi 4 nhóm công nghệ cốt lõi là: (i) công nghệ số: AI, Big Data, IoT, Blockchain, Cloud, robot tự hành, mô phỏng, tính toán lượng tử; (ii) vật lý và vật liệu mới: Nano, in 3D, quang điện, xe tự lái, xe điện, thiết bị bay; (iii) sinh học: tế bào gốc, chip sinh học, cảm biến sinh học, công nghệ thần kinh, y học cá thể, chẩn đoán hình ảnh y sinh học; và (iv) năng lượng và môi trường: vệ tinh nhỏ, công nghệ turbin gió, lưới điện thông minh, công nghệ ắc-quy, năng lượng đại dương. 2. XU HƯỚNG MỚI TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN Sự kết hợp giữa cuộc CMCN 4.0 với dữ liệu số và các công nghệ khác nhau được đánh giá sẽ là sự phát triển đột phá của chuyển đổi số góp phần thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế… Các nhà nghiên cứu cho rằng, kế toán, kiểm toán là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động lớn từ cuộc CMCN 4.0 nói chung và xu hướng chuyển đổi số nói riêng. Theo đó, thực hành kế toán tại doanh nghiệp trên thế giới và cả Việt Nam trong bối cảnh ứng dụng chuyển đổi số đều là những công nghệ giúp quy trình kế toán được thực hiện chính xác, nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi và bảo mật hơn, tổ chức kế toán trong doanh cũng trở nên linh hoạt hơn và các báo cáo tài chính cung cấp nhiều thông tin đa chiều có giá trị. Với hàng loạt công nghệ như vậy, các trường đại học và cơ sở đào tạo có nhiều cơ hội để nghiên cứu thay đổi căn bản cách tiếp cận, nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo. Mục tiêu đào tạo hướng đến sản phẩm đầu ra là các chuyên gia kế toán, kiểm toán có kiến thức toàn diện về tài chính, kế toán cũng như các kỹ năng sáng tạo, tổng hợp, phân tích, quản trị dữ liệu kinh doanh và thích ứng với sự thay đổi. Tuy nhiên, chuyển đổi số cũng sẽ là điểm yếu nếu hoạt động đào tạo kế toán, kiểm toán trong nước không thích ứng kịp thời và không theo kịp với đòi hỏi thực tiễn. Cơ hội việc làm của ngành Kế toán, Kiểm toán sẽ bị thu hẹp do năng suất lao động tăng, nhu cầu người làm kế toán, kiểm toán truyền thống sẽ giảm. Trong thời đại công nghệ số, lực lượng kế toán, kiểm toán cần được đào tạo về công nghệ, xử lý thông tin, đồng thời rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu đáp ứng, thích nghi những thay đổi về cơ chế chính sách tài chính, chế độ kế toán, về trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác kế toán. Sinh viên cần được nâng cao các kỹ năng mềm như: làm việc nhóm, nghiên cứu, sắp xếp công việc, quản lý dữ liệu… Vì vậy, định hướng đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán cần nhấn mạnh hơn vào các kỹ năng quản trị dữ liệu, giám sát hệ thống và tư vấn. 3. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN Tương tự như các chương trình đào tạo khác, chủ yếu hiện nay ứng dụng công nghệ số trong công tác giảng dạy bao gồm: thiết kế các lớp học trực tuyến E-Learning, phương pháp học tập thông qua các dự án, phương pháp học bằng ứng dụng thực tế thông qua các phần mềm kế toán… Vấn đề cấp bách đặt ra là cần phải chuyển đổi số trong cả đào tạo và thực hành. Các đơn vị đào tạo được định hướng chú trọng đào tạo “kế toán công nghệ số” chứ không chỉ giảng dạy sinh viên cách sử dụng phần mềm kế toán cụ thể; đề xuất lồng ghép kiến thức về công nghệ, về phần mềm, thực hành vào các học phần trong chương trình đào tạo. Để thực hiện được vấn đề này, các công việc cụ thể thực hiện theo lộ trình như sau: rà soát và điều chỉnh từng bước các chương trình đào tạo hiện có theo hướng cập nhật nội dung về ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đào tạo nhân lực kế toán Đào tạo nhân lực kiểm toán Chuyển đổi số Mô hình dạy học trực tuyến Thực hành kế toán Thực hành kiểm toán Đào tạo cử nhân kế toánGợi ý tài liệu liên quan:
-
11 trang 437 0 0
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 414 1 0 -
Định hướng quản lý thuế trên nền tảng số
3 trang 318 0 0 -
Báo cáo kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 và dữ liệu số quốc gia
25 trang 307 1 0 -
6 trang 283 0 0
-
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 247 0 0 -
Đề xuất mô hình quản trị tuân thủ quy trình dựa trên nền tảng điện toán đám mây
8 trang 247 0 0 -
7 trang 230 0 0
-
5 trang 226 0 0
-
11 trang 220 0 0