Danh mục

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch theo hướng kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường tại trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 808.58 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày cơ sở lí thuyết của mối liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp, mô hình liên kết trong đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực ngành Du lịch tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch theo hướng kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường tại trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 254-257 ISSN: 2354-0753 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH THEO HƯỚNG KẾT NỐI GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Đỗ Tuyết Ngân+, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Hồng Vân +Tác giả liên hệ ● Email: dtngandl52@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 12/4/2020 Human resources play a very important role in the development of the tourism Accepted: 08/5/2020 industry. However, training tourism manpower at educational institutions is Published: 25/5/2020 inadequate and weak in terms of quality. This article investigates into the actual situation of training and developing tourism human resources by Keywords connecting tourism businesses with Thai Nguyen University of Science in training, developing, tourism order to propose some solutions to promote an effective training strategy for manpower, tourism business, tourism manpower. Thai Nguyen University of Sciences. 1. Mở đầu Hiện nay, theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018), nước ta có trên 1,3 triệu lao động phục vụ trong lĩnh vực du lịch (chiếm 2,5% tổng số lao động cả nước). Trong đó, chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và 20% chỉ được huấn luyện tại chỗ, chưa qua đào tạo chính quy với chất lượng mang tính chuyên nghiệp. Do vậy, cùng với tiến bộ tăng trưởng du lịch như hiện nay, đòi hỏi mỗi năm cần phải đào tạo thêm 25.000 lao động mới, kết hợp với công tác không ngừng đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có với số lượng tương tự. Dự kiến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 2,5 triệu lao động làm trong ngành Du lịch, mang lại doanh thu khoảng 35 tỉ USD. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là lao động Việt Nam lành nghề trong ngành Du lịch đang rất thiếu và yếu. Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập nhanh với khu vực và thế giới, Việt Nam cũng vừa gia nhập Hiệp định đối tác thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Du lịch là một trong 8 ngành nghề nằm trong thỏa thuận các ngành nghề sẽ được thừa nhận lẫn nhau trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Bên cạnh những cơ hội thì việc đào tạo nhân lực cho lĩnh vực này tại nước ta càng cần được quan tâm, chú trọng. Các cơ sở đào tạo cần nhận thức sâu sắc yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của quá trình hội nhập là phải có năng lực đảm nhiệm chức danh quản lí nhà nước về du lịch, quản trị doanh nghiệp và lao động lành nghề. Tuy nhiên, sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức hoặc có một mô hình liên kết phù hợp để hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế du lịch quốc gia. Đào tạo chưa gắn liền với nhu cầu của xã hội, trong đó đặc biệt là nhu cầu của các doanh nghiệp. Phần lớn sinh viên (SV) tốt nghiệp khó tìm được việc làm hoặc công việc không phù hợp với chuyên môn được đào tạo (Phùng Xuân Nhạ, 2008). Bài viết trình bày cơ sở lí thuyết của mối liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp, mô hình liên kết trong đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực ngành Du lịch tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Thực trạng đào tạo ngành Du lịch tại Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao; thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ về lĩnh vực Du lịch - Dịch vụ; phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH khu vực Trung du miền núi phía Bắc và cả nước. Trong suốt 9 năm thực hiện nhiệm vụ đào tạo, Khoa luôn là đơn vị có sự ổn định về tổ chức đội ngũ giảng viên (GV), số lượng SV, chương trình đào tạo và chất lượng đào tạo. Từ những ngày đầu thành lập cho đến nay (2011-2020), Khoa Du lịch liên tục phát triển và không ngừng chú ý thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo. Khoa thường xuyên cập nhật chương trình và nội dung giảng dạy nhằm phục vụ theo nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp; Khoa đã và đang đào tạo được 9 khóa với số lượng hơn 600 SV, trong đó khoảng 200 SV đã ra trường. SV ra trường có việc làm luôn đạt tỉ lệ trên 90%, trong đó khoảng 73% làm đúng chuyên ngành. Hiện nay, Khoa Du lịch đang đào tạo hơn 400 SV với 02 ngành và 06 chương trình đào tạo: Ngành Du lịch (Du lịch, Nhà hàng - 254 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 254-257 ISSN: 235 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: