Thông tin tài liệu:
Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, anh (chị) hãy nêu rõ các khuynh hướng chính trị và bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong 1929. Câu II (2,0 điểm) Hãy cho biết nội dung kế hoạch Nava và chủ trương chiến lược của quân dân ta trong đông - xuân 1953 - 1954.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 30CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C ĐỀ THI THỬ SỐ 30 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (3,0 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, anh (chị) hãy nêu rõ các khuynh hướng chính trị và bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1929. Câu II (2,0 điểm) Hãy cho biết nội dung kế hoạch Nava và chủ trương chiến lược của quân dân ta trong đông - xuân 1953 - 1954. Câu III (2,0 điểm) Chiến dịch tiến công nào của quân và dân ta ở miền Nam được coi như là trận trinh sát chiến lược, chứng tỏ khả năng can thiệp trở lại Việt Nam bằng quân sự rất hạn chế của đế quốc Mĩ? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch đó. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai hệ thống xã hội đối lập ở châu Âu đã được hình thành như thế nào? Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của nhân dân Inđônêxia diễn ra như thế nào? ---------- Hết ----------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:..............................................; Số báo danh:..................................... Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 30 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 CÂU NỘI DUNG ĐIỂMI. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm) I Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, anh (chị) hãy nêu rõ các khuynh hướng(3 điểm) chính trị và bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1929. a. Hai khuynh hướng: - Khuynh hướng dân chủ tư sản: + Hoạt động của tư sản dân tộc: phong trào Chấn hưng nội hóa (1919), Bài trừ ngoại hóa; chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kì (1923), các hoạt động báo chí... và đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1930. + Hoạt động của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức: n Năm 1923, những thanh niên Việt Nam yêu nước ở Quảng Châu (Trung Quốc) lập ra tổ chức Tâm tâm xã. Để phát huy ảnh hưởng, Tâm tâm xã cử .v Phạm Hồng Thái thực hiện mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méclanh vào ngày 19 - 6 - 1924. Sự việc tuy không thành nhưng “như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”. h Một số tổ chức chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Đảng Thanh niên được thành lập với nhiều hoạt động phong 4 phú và sôi nổi... Nhiều tờ báo tiến bộ ra đời... 2 Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai thời kì đó có một số sự kiện nổi bật như cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu c (1925) và các cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh (1926)… o - Khuynh hướng vô sản: + Phong trào công nhân: i h Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1925, giai cấp công nhân tăng lên về số lượng và chất lượng, phong trào công nhân đã trưởng thành, xuất hiện những cuộc bãi công lớn đòi các quyền lợi kinh tế, chính trị, trở u thành lực lượng riêng biệt và bước đầu xuất hiện những tổ chức sơ khai. Tiêu biểu là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (8 - 1925); đánh dầu V trào công nhân bước đầu đi vào đấu tranh tự giác. Trong những 1926 - 1930, do tiếp thu được chủ nghĩa Mác Lênin, phong trào công nhân đã phát triển dần lên trình độ tự giác. Từ năm 1926 đến năm 1927, liên tiếp nổ ra nhiều cuộc bãi công của công nhân viên chức và học sinh học nghề; lớn nhất là cuộc bãi công của công nhân sợi Nam Định, đồn điền Cam Tiêm, Phú Riềng… Từ năm 1928 đến năm 1929, phong trào đã có tính thống nhất trong toàn quốc, có 40 cuộc bãi công nổ ra từ Bắc chí Nam... Các phong trào thời kì này đã liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương, trình độ giác ngộ của công nhân đã được nâng cao. Giai cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị độc lập. + Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam... Từ năm 1921 đến năm 1930, Người đã tích cực hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Nhờ những đóng góp thiết thực của Người: xuất bản báo chí, viết bài, báo cáo tham luận, đặc biệt là hai tác Trang 136 Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Đường Kách mệnh” những tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin đã ngày càng được thâm nhập rộng rãi vào Việt Nam. + Sự ra đời và hoạt độ ...