Danh mục

Đáp ứng của nhân lực marketing khách sạn với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 471.59 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Đáp ứng của nhân lực marketing khách sạn với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0" được thực hiện với mục tiêu đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng của đội ngũ nhân lực marketing khách sạn Việt Nam với những đòi hỏi ngày càng cao dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thứ cấp thu thập được để chỉ ra thực trạng và đánh giá khả năng đáp ứng của nhân lực marketing khách sạn Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đáp ứng của nhân lực marketing khách sạn với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ĐÁP ỨNG CỦA NHÂN LỰC MARKETING KHÁCH SẠN VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Nguyễn Thị Huyền Ngân Trường Đại học Thương mạiTÓM TẮT Marketing là một trong những hoạt động quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển du lịch,đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 khi mà hành vi khách du lịch có những thay đổi đángkể. Trong đó, nhân lực marketing đóng vai trò then chốt trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đápứng lại với những thay đổi này. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đưa ra một số giải phápnhằm nâng cao khả năng đáp ứng của đội ngũ nhân lực marketing khách sạn Việt Nam với nhữngđòi hỏi ngày càng cao dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tác giả sử dụng phươngpháp thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thứ cấp thu thập được để chỉ rathực trạng và đánh giá khả năng đáp ứng của nhân lực marketing khách sạn Việt Nam hiện nay.Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân lực marketing của các khách sạn Việt Nam vẫn còn thiếu vàchưa đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đặt ra của cuộc cách mạngcông nghiệp 4.0, qua đó nghiên cứuđề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực này.Từ khoá: Khách sạn, cách mạng công nghiệp 4.0, nhân lực, marketing.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cách mạng công nghiệp 4.0 hình thành kéo theo sự thay đổi trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệtnhững thành tựu trên lĩnh vực kỹ thuật số bao gồm trí tuệ nhân tạo, internet, lưu trữ và xử lý dữ liệulớn là nền tảng quan trọng cho những thay đổi trong hoạt động marketing. Marketing 4.0 ra đời, làgiai đoạn phát triển cao nhất của marketing hiện nay, là phương thức marketing kết hợp tương táctrực tuyến và ngoại tuyến giữa các doanh nghiệp và khách hàng (Philip Koter, 2017). Marketing 4.0đã ghi nhận những xu hướng mới của marketing bao gồm những sự dịch chuyển: từ phân khúc vàlập mục tiêu đến sự cho phép của cộng đồng khách hàng, từ định vị và khác biệt hóa thương hiệuđến tuyên ngôn của thương hiệu về cá tính và quy tắc, từ 4P đến 4C, từ quy trình dịch vụ kháchhàng đến chăm sóc khách hàng mang tính cộng tác, tích hợp marketing truyền thống và marketingsố. Những xu hướng mới đòi hỏi sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc thay đổi hoạt độngmarketing của mình. Một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công khi tiếp cận cácxu hướng marketing mới chính là nhân lực marketing. Đây cũng là vấn đề được nhiều tác giả quantâm nghiên cứu trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này cho thấy tính cấp thiếtcủa việc nghiên cứu khả năng đáp ứng của nhân lực marketing Việt Nam với những đòi hỏi củacuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về hoạt động củacác khách sạn ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tuy nhiên, nhân lựcmarketing khách sạn không phải là trọng tâm nghiên cứu của các công trình này. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2018, Việt Nam đón khoảng 15,5 triệu lượt kháchquốc tế, tăng 2,6 triệu lượt khách so với năm 2017 và 80 triệu lượt khách nội địa, tăng hơn 6,8 triệulượt khách so với cùng kỳ, doanh thu đạt 620.000 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực lưu trú đóng vai tròquan trọng cho những thành công này. Tuy vậy, mức độ tiếp cận của các khách sạn Việt Nam đốivới công nghệ 4.0 và marketing hiện đại vẫn còn nhiều hạn chế, một trong những nguyên nhânchính là do đội ngũ nhân lực marketing chưa đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của marketing trongthời đại mới. Đặc biệt, digital marketing là lĩnh vực mới nhưng là yêu cầu cấp thiết buộc các kháchsạn phải tiếp cận để đáp ứng lại những thay đổi trong thời đại 4.0. Trong khi đội ngũ marketingkhách sạn còn thiếu và yếu về cả kiến thức và kỹ năng digital marketing. Việc kết hợp giữamarketing truyền thống và marketing hiện đại là yêu cầu đặt ra cho nhân lực marketing khách sạn. Như vậy, cả lý thuyết và thực tiễn đều chỉ ra rằng việc nghiên cứu đáp ứng của nhân lựcmarketing khách sạn Việt Nam với những thay đổi do tác động của cuộc cách mạng 4.0 là cần thiết,từ đó chỉ ra những mặt hạn chế còn tồn tại, là cơ sở để đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượngđội ngũ marketing khách sạn Việt Nam. 3912. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhân lực là vấn đề đặc biệt được quan tâmnghiên cứu. Nghiên cứu về tình hình nhân lực trong thời đại kỹ thuật số, Viện Nghiên cứu quản lý kinhtế Trung ương, Trung tâm thông tin - Tư liệu (2018), Tác động Cách mạng công nghiệp 4.0 đến pháttriển nguồn nhân lực của Việt Nam là công trình nghiên cứu về thực trạng nguồn nhân lực du lịch ViệtNam và sự sẵn sàng của nhân lực Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như những tácđộng của cuộc cách mạng công nghiệp này với phát triển nguồn nhân lực và các kiến nghị chính sách.Công trình cho thấy một cái nhìn khá toàn diện và là cơ sở đánh giá chung về nhân lực Việt Nam trongbối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Trần Thị Bích Huệ (2017), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vớiphát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, cho rằng để tạo ra nguồnnhân lực có đủ kiến thức, kỹ năng, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cầnưu tiên đào tạo ngành nghề phục vụ trực tiếp cho cuộc cách mạng 4.0, đổi mới nội dung đào tạo, pháttriển hạ tầng kỹ thuật, tăng tính tự chủ cho các cơ sở đào tạo, tăng cường sự gắn kết giữa cơ sở đào tạovới doanh nghiệp, ban hành và thực hiện các chính sách tốt hơn đối với giảng viên. Phạm Ngọc Tiệp,Đào tạo nhân lực trong nền kinh tế Việt Nam hướng tới công nghiệp 4.0 cho rằng các công việc an toànvà thu nhập cao hơn có thể sẽ gia tăng sau khi công nghệ thay thế dần con người; tự động h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: