Danh mục

ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 254.68 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các đáp ứng tạo kháng thể sau lần tiếp xúc đầu tiên với kháng nguyên được gọi là đáp ứng kỳ đầu. Đáp ứng với những lần tiếp xúc sau đó được gọi là đáp ứng kỳ sau (kỳ hai, kỳ ba …).Các đáp ứng kỳ đầu và kỳ sau khác nhau hoàn toàn cả về lượng cũng như về chất (hình 10.2). Lượng kháng thể được tạo ra sau lần tiếp xúc đầu tiên với một kháng nguyên bất kỳ (đáp ứng kỳ đầu) nhỏ hơn lượng kháng thể được tạo ra sau những lần tiếp xúc lại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ (Kỳ 2) ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ (Kỳ 2) Các đáp ứng tạo kháng thể sau lần tiếp xúc đầu tiên với kháng nguyên đượcgọi là đáp ứng kỳ đầu. Đáp ứng với những lần tiếp xúc sau đó được gọi là đápứng kỳ sau (kỳ hai, kỳ ba …). Các đáp ứng kỳ đầu và kỳ sau khác nhau hoàn toàn cả về lượng cũng nhưvề chất (hình 10.2). Lượng kháng thể được tạo ra sau lần tiếp xúc đầu tiên với mộtkháng nguyên bất kỳ (đáp ứng kỳ đầu) nhỏ hơn lượng kháng thể được tạo ra saunhững lần tiếp xúc lại (các đáp ứng kỳ sau) với cùng kháng nguyên ấy. Đối vớicác kháng nguyên có bản chất là protein thì ngoài tăng về số lượng kháng thể đượctạo ra còn có thay đổi về chất lượng, đó là có sự tăng cường chuyển lớp chuỗinặng và thuần thục ái lực do kích thích lặp đi lặp lại bởi kháng nguyên sẽ làm tăngsố lượng các tế bào lympho T hỗ trợ. Với những hiểu biết sơ bộ như vậy, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết cácyếu tố kích thích hoạt hoá các tế bào lympho B, các tế bào lympho B “trinh nữ”biệt hoá như thế nào để trở thành các tế bào plasma chế tiết kháng thể cũng nhưcác quá trình chuyển lớp chuỗi nặng và thuần thục ái lực diễn ra như thế nào. Dosự hoạt hoá tế bào B “trinh nữ” được khởi đầu bằng sự kiện nhận diện khángnguyên, vì thế chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc tìm hiểu xem các tế bào lympho Bnhận diện và đáp ứng với kháng nguyên như thế nào? Hình 10.2: Đặc điểm của các đáp ứng tạo kháng thể kỳ đầu và kỳ hai Kích thích các tế bào lympho B bởi kháng nguyên Các đáp ứng miễn dịch dịch thể được bắt đầu khi các tế bào lympho B đặchiệu với kháng nguyên ở trong các nang lympho của lách, các hạch lympho, vàcác mô lympho của màng nhầy nhận diện các kháng nguyên. Người ta quan sátthấy một số kháng nguyên của vi sinh vật thâm nhập vào các mô hoặc trong máuđược chuyển đến và tập trung trong các nang giầu tế bào B của các cơ quanlympho ngoại vi; tuy nhiên người ta vẫn chưa rõ những cơ chế nào giúp thâu tómcác kháng nguyên vào các nang lympho như vậy. Các tế bào lympho đặc hiệu vớimột kháng nguyên nào đó sử dụng các thụ thể có bản chất là các kháng thể trênmàng của chúng để nhận diện các kháng nguyên ở dạng cấu hình không giannguyên thuỷ (tức là không cần phải qua xử lý kháng nguyên). Sự nhận diện khángnguyên sẽ châm ngòi cho các con đường dẫn truyền tín hiệu có tác dụng khởi độngquá trình hoạt hoá tế bào B. Tương tự như các tế bào T, quá trình hoạt hoá tế bàoB cũng cần có các “tín hiệu thứ hai”. Rất nhiều trong số các tín hiệu này được tạora trong các phản ứng của đáp ứng miễn dịch bẩm sinh chống vi sinh vật. Trongphần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu các tín hiệu hoạt hoá tế bào B và ảnh hưởngcủa các tín hiệu này lên các hoạt động chức năng của tế bào như thế nào. Tín hiệu tạo ra bởi kháng nguyên trong các tế bào B Khi một kháng nguyên có khả năng gắn và làm cho các thụ thể có bản chấtlà các kháng thể trên màng tế bào B co cụm lại với nhau thì sẽ phát ra các tín hiệuhoá sinh được dẫn truyền bởi các phân tử làm nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu gắnvới các thụ thể ấy vào bên trong tế bào B (Hình 10.3). Về cơ bản quá trình hoạt hoá các tế bào lympho B tương tự như quá trìnhhoạt hoá các tế bào T (xem chương 5). Ở các tế bào B thì việc dẫn truyền tín hiệuthông qua các thụ thể là kháng thể trên màng cần phải có ít nhất là hai phân tử thụthể được kéo lại gần nhau (được liên kết chéo với nhau) thông qua cầu nối làkháng nguyên. Liên kết chéo xẩy ra khi hai hoặc nhiều hơn nữa các phân tử kháng nguyênngưng tập lại với nhau, hoặc một phân tử kháng nguyên nhưng phân tử này cónhiều quyết định kháng nguyên giống nhau bám vào các phân tử thụ thể đứngcạnh nhau trên màng tế bào B. Các polysaccharide, lipid và các kháng nguyên không phải protein khácthường có nhiều quyết định kháng nguyên giống nhau trên cùng một phân tử nênchúng có khả năng cùng một lúc gắn vào nhiều thụ thể là kháng thể trên màng mộttế bào B. Hình 10.3: Dẫn truyền tín hiệu qua thụ thể dành cho kháng nguyên ở các tếbào lympho B

Tài liệu được xem nhiều: