Danh mục

Dấu ấn văn xuôi trong cấu trúc câu thơ Việt đương đại

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.14 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Dấu ấn văn xuôi trong cấu trúc câu thơ Việt đương đại trình bày: Thực tiễn sáng tạo thi ca sau 1975 cho thấy, dấu ấn văn xuôi đã in vào thơ thông qua việc thiết lập các mô hình cấu trúc mới của ngôn bản nghệ thuật,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dấu ấn văn xuôi trong cấu trúc câu thơ Việt đương đạiDẤU ẤN VĂN XUÔITRONG CẤU TRÚC CÂU THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠINGUYỄN THANH TÂMTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Thực tiễn sáng tạo thi ca sau 1975 cho thấy, dấu ấn văn xuôi đã invào thơ thông qua việc thiết lập các mô hình cấu trúc mới của ngôn bản nghệthuật. Sau những cuộc đối thoại, hoặc thầm lặng hoặc ầm ĩ, những lệchchuẩn của thơ đương đại so với thi pháp thơ truyền thống xuất hiện nhiềuhơn. Có thể nói, những nét mới xét ở bình diện hình thể câu thơ là dấu hiệubắt mắt nhất ghi nhận sự có mặt của chất văn xuôi trong cấu trúc thi ca.1. MỞ ĐẦURa đời trong bầu không khí thực sự thoáng đãng, “không bị ràng buộc bởi những cấmkỵ dài dài”, thơ đương đại tạo nên ba dòng chảy: cách tân, đổi mới mạnh mẽ/ lặng lẽcách tân trên cái nền truyền thống/ vẫn nặng lòng với những khuôn vàng thước ngọcxưa cũ. Tuy nhiên, dẫu đi theo hướng nào thì thơ Việt sau 1975 cũng đang vận độngtheo đúng tính chất động của thể loại. Không đơn giản là sự lặp lại những quy luật cótính loại hình, thơ đương đại đã mở cửa cho văn xuôi cộng cư trong “cương thổ” củamình. Từ đó, dấu ấn văn xuôi đã hằn lên trên tất cả các cấp độ của kết cấu thơ, trong đóphải kể đến bình diện cấu trúc câu thơ.2. NHỮNG BIỂU HIỆN CHỦ YẾU CỦA DẤU ẤN VĂN XUÔI TRONG CẤU TRÚCCÂU THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI2.1. Khuynh hướng đẩy câu thơ đi theo trục ngangGinsburg đã từng nói: Đổi mới trữ tình là việc phá vỡ các mô hình mang tính quyphạm. Xét về mặt hình thể, cấu trúc ngôn từ văn xuôi rất khác biệt so với thơ. Nếu nhưthơ bị cố định trong những khuôn âm, khuôn luật nhất định thì câu văn xuôi thoát khỏimọi ràng buộc. Không theo một cấu trúc nhất quán, câu văn xuôi được quyền co duỗimột cách tự nhiên mà không nề hà đến ranh giới dòng và câu. Tuy nhiên, xu hướng điểnhình vận động trong thơ sau 1975 là sự hình thành những câu thơ tự do phóng túng hìnhhài. Nói cách khác, thơ đã thoát xác khỏi những ràng buộc của thơ cách luật để mở rộngvề dung lượng từ ngữ:Những chiều xa quê tôi mong dòng sông nâng lên ngang trời cho tôi được nhìn thấyCho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ, nơi những chú bống đến làm tổđược giàn giụa nước mưa sông(Nguyễn Quang Thiều, Sông Đáy)Chỉ bằng trực quan, người đọc cũng dễ nhận ra sự lệch chuẩn so với thơ truyền thống.Trước đây, người làm thơ chủ yếu dựa vào vần để tạo nhạc tính cho thơ. Tuy nhiên, cácTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 02(18)/2011: tr. 41-4842NGUYỄN THỊ THANH TÂMnhà thơ sau 1975 tuyên bố đã: Giã từ câu thơ trơn nhẵn tựa miếng gạch bông. Trongkhi thơ truyền thống luôn ổn định về số lượng âm tiết và đều đặn về quãng ngắt hơi thìthơ đương đại lại có những khúc xạ mới. Không còn là những kết cấu luôn hướng tới“dập tắt sự dư thừa thuộc về ngôn ngữ”, câu thơ đương đại đang làm lớn mình bằngcách gia tăng số lượng âm tiết trong những dòng thơ. Những câu thơ như thế đã gợi lạitrạng thái cấu trúc câu văn xuôi. Tuy nhiên, đó là sự giãn nở cần thiết để mọi cung bậccủa trái tim mất ngủ kiểu như Nguyễn Quang Thiều được soi chiếu ở mọi nguồn lạch.Đó cũng chính là con đường giải phóng câu thơ, tạo dáng lại cho câu thơ tiếng Việt[2, 133].Xét về mặt cấu trúc, câu văn xuôi còn khác thơ ở tính đa ngữ trong kết cấu câu. ThơViệt sau 1975 đã chối bỏ những quy tắc ước lệ vốn đã được mã hoá của thể loại để vănxuôi hoá câu thơ, tái tạo câu thơ trong tính văn xuôi nhằm chuyển tải hiệu quả tínhchất phong phú, phức tạp của vận hội mới, cuộc sống mới. Một số tác giả đã có ý thứclàm lỏng hoá những “điều cấm đoán” của lí luận thể loại để sử dụng cấu trúc văn xuôinhằm bồi đắp cho thơ những khoảng trống thị giác mà thi pháp thể loại không cho phép.Nói cách khác, các tác giả đã cố tình phá luật để tạo sự nới giãn dòng thơ. Về hiệntượng này, Nguyễn Thái Hòa đã nhận định: Các nhà thơ hầu như không tìm cách nénchữ, vặn lời, không cần phải rút ngắn, kéo dài các tín hiệu, lời nói thế nào cứ đặtnguyên xi như vậy, cốt chuyện cái tự nhiên, không cần gò bó để lấy cái ý, cái tứ củatoàn bài [1, 16]. Với việc để cho câu thơ trải rộng và dềnh dàng ra tưởng như buôngthả, thi nhân cũng đồng thời muốn vượt qua nhạc tính bên ngoài để đi vào nhịp điệu bêntrong:Và ông đã đánh thức tôi, Ginsberg, tôi ngủ mê như con chó thỉnh thoảng nói mớ, thỉnhthoảng vẫy đuôi, thỉnh thoảng tru lên những giấc mơ uất nghẹn. Và ông đã đánh thứctôi, con cú bìa rừng, giọt sương buổi sớm, tiếng rao đồng nát vọng từ kiếp trước, cơngió vò xé những trang báo, những bản thảo mệnh yểu, tâng bốc truyền thông, chiếc xeđạp chạy qua ngày nắng gắt…(Thanh Thảo, Và ông đã đánh thức tôi, Ginsberg…)Với những dòng thơ như thế thì yếu tố quyền uy truyền thống của thơ là vần khôngcòn được duy trì. Nói như Nguyễn Phan Cảnh, những tham số thanh học của ngôn ngữđã không được tổ chức. Nhịp điệu, một đặc ngữ sống còn của thơ, đã chuyển dịch vàvang âm theo kiểu khác. Thay vào đó là sự xác lập vai trò của ngữ điệu - một thứ nh ...

Tài liệu được xem nhiều: