Thông tin tài liệu:
Đậu Hà Lan có tên khoa học là Pisum sativum L. đây là một trong những cây trồng thuộc nhóm đậu được trồng trọt khá phổ biến tại Đà Lạt. Đậu Hà Lan cũng là một cây trồng nhập nội vào Đà Lạt vào khoảng những năm 1940. Đậu Hà Lan được trồng nhiều tại các phường 4,5,7 thuộc thành phố Đà Lạt. Khu vực canh tác nhiều nhất là Phước Thành, Thánh mẫu (phường 7), các địa phương khác cũng có trồng nhưng với diện tích không đáng kể. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đậu Hoà Lan Đậu Hoà LanĐậu Hà Lan có tên khoa học là Pisum sativum L. đây là mộttrong những cây trồng thuộc nhóm đậu được trồng trọt khá phổbiến tại Đà Lạt. Đậu Hà Lan cũng là một cây trồng nhập nội vàoĐà Lạt vào khoảng những năm 1940. Đậu Hà Lan được trồngnhiều tại các phường 4,5,7 thuộc thành phố Đà Lạt. Khu vựccanh tác nhiều nhất là Phước Thành, Thánh mẫu (phường 7),các địa phương khác cũng có trồng nhưng với diện tích khôngđáng kể.[http://agriviet.com]Giống trồng trọt trước đâycó xuất xứ từ các nước Mỹ, Đài Loan,Pháp với các giống Mammoth Melting Sugar (Mỹ), Tai chung N09&N010 (Đài Loan), Merveille de Kelvedon (Pháp), sau đó người sảnxuất tự để giống và tiếp tục gieo trồng cho các vụ sau. Hiện nay cácgiống này đã trở thành giống địa phương.Trong những năm 90, có một số giống đậu Hà lan được đưa vàotrồng thử nghiệm tại Đà Lạt (Garden Pea, Edible Pod…), các giốngnày có xuất xứ từ Đài Loan, Mỹ… nhưng hầu hết đều không thíchhợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng và cho năng suất thấp hơn sovới giống đã được thuần hoá trước đây nên không được người sảnxuất ưa chuộng.Đậu Hà Lan có thể trồng quanh năm tại Đà Lạt nhưng vụ ĐôngXuân cho hiệu quả cao hơn vì ít bị nấm bệnh gây hại. Một vụ trồngđậu Hà Lan có thể thu hoạch từ 10-12 lứa trái, năng suất bình quân1,2-1,5 tấn/ha.