Thông tin tài liệu:
Sống chung với đau mạn tính có thể khiến người ta nản lòng. Một số người không biết cái gì khiến họ bị đâu. Một số khác biết nhưng vẫn tìm kiếm cách điều trị hiệu quả, Tiến sĩ David Martin là một bác sỹ gây mê chuyên về đau ở Bệnh viện Mayo. Dưới đây ông trả lời những câu hỏi mà ông thường được hỏi khi tiếp xúc với bệnh nhân. Sự khác nhau giữa phòng khám đau và trung tâm điều trị đau là gì? Có phải phòng khám đau chỉ có tiêm không? ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đau mạn tính
Đau mạn tính
Sống chung với đau mạn tính có thể khiến người ta nản lòng. Một số
người không biết cái gì khiến họ bị đâu. Một số khác biết nhưng vẫn tìm
kiếm cách điều trị hiệu quả, Tiến sĩ David Martin là một bác sỹ gây mê
chuyên về đau ở Bệnh viện Mayo. Dưới đây ông trả lời những câu hỏi mà
ông thường được hỏi khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Sự khác nhau giữa phòng khám đau và trung tâm điều trị đau là
gì? Có phải phòng khám đau chỉ có tiêm không?
Phòng khám đau là một cơ sở với một hoặc nhiều thầy thuốc chuyên
về điều trị các bệnh gây đau. Thí dụ, họ có thể chuyên về điều trị đau lưng
hoặc đau đầu. Nhiều phòng khám đau sử dụng liệu pháp tiêm, nhưng điều
này tùy thuộc vào mục tiêu của họ.
Trung tâm điều trị đau là một nhóm thầy thuốc liên khoa chuyên về
điều trị đau toàn diện. Chuyên môn tập hợp của họ cho phép xử lý nhiều loại
đau. Thí dụ, một trung tâm điều trị đau có thể xử lý mọi loại đau, thường có
những chương trình nghiên cứu liên tục và tham gia đào tạo bác sĩ chuyên về
đau.
Thông thường, thầy thuốc chuyển bệnh nhân tới phòng khám đau
hoặc trung tâm điều trị đau đã loại trừ những nguyên nhân gây đau có thể
điều trị dễ dàng. Nhưng không có gì đáng ngạc nhiên nếu bước đầu tiên đối
với thầy thuốc ở phòng khám đau hoặc trung tâm điều trị đau là tiến hành
thê m các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây đau cụ thể có thể điều trị
được.
Khả năng nghiện thuốc giảm đau là thế nào?
Mọi người cần hiểu rằng có sự khác biệt lớn giữa phụ thuộc về mặt
thể xác và nghiện. Phụ thuộc và quen thuốc là phản ứng tự nhiên của cơ thể
với thuốc, trong khi nghiện là vấn đề tâm lý và hành vi. Khi dùng theo đơn
kê để trị đau, các thuốc opioid không gây nghiện. Tuy nhiên, nghiện có thể
là một vấn đề nghiêm trọng, và nó có nguy cơ xảy ra nếu người bệnh dùng
thuốc theo cách không được kê đơn. Ngoài ra, những người có tiền sử lạm
dụng hoặc nghiện ma túy cần nói với bác sĩ vì họ có nguy cơ mắc nghiện cao
hơn.
Nên dùng thuốc giảm đau trong bao lâu?
Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và thuốc cụ thể. Nhìn
chung, trước tiên chúng ta tìm ra liều thuốc phù hợp để kiểm soát đau. Sau
đó bệnh nhân bắt đầu tăng dần hoạt động. Khi bệnh nhân có thể thực hiện
được những hoạt động mong muốn mà không bị đau, hoặc bị đau ở có thể
xử lý được, chúng ta thường tiếp tục dùng thuốc ở mức ổn định trong
khoảng 3 tháng. Sau đó bệnh nhân có thể thử ngừng thuốc, bằng cách giảm
chậm và dần dần lượng thuốc sử dụng.
Sử dụng nhật ký để theo dõi tiến triển của bạn khi giảm lượng thuốc là
rất quan trọng. Nếu đau trở lại, bạn cần trao đổi với bác sĩ và cân nhắc dùng
thuốc trở lại, sử dụng phương pháp tăng dần bắt đầu từ liều thấp nhất cần
thiết. Bạn có thể thử quá trình này 3 đến 6 tháng một lần, giảm dần liều và
theo dõi tiến triển để xem có thể bớt thuốc được không.
Khả năng quá liều khi dùng thuốc giảm đau do bệnh nhân tự điều
chỉnh (PCA)?
Giảm đau do bệnh nhân tự điều chỉnh (PCA) thường được sử dụng để
kiểm soát đau sau phẫu thuật. PCA được thiết kế để bệnh nhân tự điều chỉnh
lượng thuốc giảm đau. Bệnh nhân nhấn nút và máy sẽ bơm liều thuốc giảm
đau vào máu qua tĩnh mạch. Bạn không cần lo về chuyện quá liều, vì máy
được lập trình sao cho bạn không thể dùng quá nhiều thuốc. Trên thực tế,
máy sẽ từ chối yêu cầu nếu bạn nhấn nút quá nhiều. Theo cách này mỗi liều
thuốc giảm đau có đủ thời gian để phát huy tác dụng trước khi bạn nhận một
liều khác.
Nhưng cần nhớ rằng chỉ có bệnh nhân mới nên ấn nút. Thí dụ, hệ
thống có thể nguy hiểm nếu người nhà bệnh nhân tham gia vào, vì bạn có
thể nhận quá nhiều thuốc. Khi nồng độ thuốc giảm đau tăng lên trong cơ thể,
bạn sẽ buồn ngủ và ít có khả năng ấn nút. Nhưng nếu người khác ấn nút, thì
cơ chế an toàn này không còn tác dụng nữa. Chừng nào chỉ có mình bạn ấn
nút, thì bạn còn an toàn.
Có thể tiêm bao nhiêu mũi là an toàn?
Tiêm thuốc là hiệu quả nhất đối với đau khớp, cơ hoặc dây thần kinh
khu trú ở một vùng nhất định. Thuốc tiêm có thể gồm thuốc tê để kiểm soát
đau, steroid để giảm viêm - như cortison - hoặc phối hợp cả hai. Không có
giới hạn về số mũi tiêm nên nhận - điều này hoàn toàn phụ thuộc vào loại
thuốc tiêm. Thí dụ, nếu là tiêm gây tê tại chỗ để chẩn đoán, thì không có giới
hạn thực sự về số mũi, cũng như không có giới hạn về số lần tiêm thuốc tê
để chữa răng. Nhưng nếu tiêm corticosteroid, thì phải tôn trọng thực tế là các
steroid có thể có những tác dụng phụ ở liều cao. Nhìn chung, tốt nhất là
không vượt quá lượng corticosteroid tối đa trong một khoảng thời gian nhất
định.
Cortison có hại phải không?
Cortison là một hormon tự nhiên có trong cơ thể. Không có ai dị ứng
với nó, và nó rất cần thiết cho cuộc sống. Nó có thể được dùng để điều trị dị
ứng, hen, viêm da, viêm khớp và các bệnh mô liên kết, như lupus và viêm
động mạch. Với liều ca ...