Danh mục

Đau quanh vai chữa thế nào

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.95 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đau vùng quanh vai là triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây nên trong đó hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai là nguyên nhân tương đối thường gặp, đặc biệt ở bệnh nhân tuổi trung niên và quan trọng hơn là có thể điều trị có hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đau quanh vai chữa thế nào Đau quanh vai chữa thế nào?Đau vùng quanh vai là triệu chứng do nhiều nguyên nhângây nên trong đó hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai lànguyên nhân tương đối thường gặp, đặc biệt ở bệnh nhântuổi trung niên và quan trọng hơn là có thể điều trị có hiệuquả. Hội chứng này là tình trạng khoang giữa mỏm cùng vaivà các gân cơ chóp xoay bị thu hẹp, tình trạng này dẫn đếncác bệnh lý vùng vai như: viêm túi hoạt dịch, viêm gân, viêmkhớp và tổn thương gân cơ chóp xoay. Triệu chứng của hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai Khi bị hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai, bệnh nhân có biểu hiện đauở khớp vai khi dang tay hay đưa trước cánh tay. Hầu hết bệnhnhân than phiền bị khó ngủ do bị đau khi nằm nghiêng qua bênvai bị đau. Khi có cơn đau chói xuất hiện khi cố gắng xoay tay ratúi quần phía sau là dấu hiệu khá rõ ràng của hội chứng chèn épdưới mỏm cùng vai. Dần dần các cơn đau trở nên nặng hơn,bệnh nhân không dám cử động vai dẫn đến khớp vai bị cứng.Nếu vai trở nên yếu và bệnh nhân không thể tự dang tay được thìcó thể gân chóp xoay đã bị rách.Chụp Xquang khớp vai là cần thiết để tìm các dấu hiệu bấtthường của cấu trúc xương hay viêm khớp. Một số người có tìnhtrạng mỏm cùng hạ thấp hơn so với bình thường làm hẹp khoangdưới mỏm cùng được xác định trên Xquang. Gai xương nếu cócũng sẽ thấy rõ trên Xquang.Chụp MRI được chỉ định khi nghi ngờ có tổn thương rách chópxoay, viêm gân hay bệnh lý ở sụn viền. Đôi khi siêu âm vùng vaicũng cho thấy được hình ảnh rách chóp xoay.Một nghiệm pháp được sử dụng nhằm loại trừ các bệnh lý ở vùngcổ gây đau ở khớp vai: tiêm một lượng thuốc tê nhất định vàokhoang dưới mỏm cùng, nếu bệnh nhân đỡ đau ngay thì nguyênnhân gây đau vai là do hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai.Hội chứng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai, do đâu?Các động tác của khớp vai, đặc biệt là động tác đưa tay quá đầuđược thực hiện bởi 2 nhóm cơ chính là: cơ delta và nhóm các cơchóp xoay (gồm có 4 cơ là cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ dưới vaivà cơ tròn bé). Nhóm các cơ chóp xoay hợp với nhau tạo thànhmột gân rất chắc bám vào đầu trên xương cánh tay gọi là gân cơchóp xoay. Khi thực hiện động tác dạng cánh tay quá đầu, các cơnày trượt trong khoang dưới mỏm cùng vai. Khoang này nằmdưới mỏm cùng vai, trong khoang có gân chóp xoay và các túihoạt dịch có tác dụng bôi trơn khi gân cơ chóp xoay di chuyển.Khi khoang này bị hẹp lại, thường do nguyên nhân thoái hoáhoặc chấn thương, gân cơ chóp xoay và các túi hoạt dịch bị chènép, từ đó sẽ dẫn đến viêm túi hoạt dịch, viêm gân chóp xoay.Nặng hơn sẽ dẫn đến rách chóp xoay.Các nguyên nhân dẫn đến hẹp khoang dưới mỏm cùng vai có thểlà chấn thương, các động tác lặp đi lặp lại (thường gặp ở nhữngngười chơi các môn thể thao phải đưa tay quá đầu hoặc ngườilao động thường xuyên phải có các động tác dang tay quá đầu).Một nguyên nhân khác cũng tương đối thường gặp là sự hìnhthành các chồi xương trong tổn thương của bệnh lý thoái hoá. Khi nào cần phải phẫu thuật? Giai đoạn đầu điều trị sẽ là điều trị giảm đau, kháng viêm. Các phương pháp thường sử dụng là nghỉ ngơi,chườm đá phối hợp với thuốc kháng viêm như aspirin, naproxen,diclofenac... Bác sĩ sẽ theo dõi đáp ứng của bệnh nhân, trong mộtsố trường hợp có thể sử dụng các phương pháp như siêu âm,chiếu tia hồng ngoại để tăng cường lượng máu tới các mô ởkhớp vai. Khi bệnh nhân đỡ đau sẽ tiến hành các bài tập vật lý trịliệu.Nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thểtiêm steroid trực tiếp vào khoang dưới mỏm cùng. Tuy nhiênsteroid có thể gây đứt gân cũng như các tác dụng phụ về lâu dàinên nó không phải là phương pháp điều trị lâu dài cho hội chứngchèn ép dưới mỏm cùng vai cũng như các bệnh lý khác ở vùngkhớp vai.Phẫu thuật được chỉ định khi không có cải thiện nào sau 6 thángđến 1 năm điều trị bảo tồn. Có hai phương pháp hiện đang đượcsử dụng là mổ mở và mổ nội soi, cả hai phương pháp đều có thểsửa chữa các tổn thương và làm giảm áp lực đè ép lên túi hoạtdịch và chóp xoay. Ngày nay, phẫu thuật với kỹ thuật nội soi phổbiến hơn do những ưu việt trong việc cải thiện các triệu chứngđau và tính thẩm mỹ. Mục tiêu của phẫu thuật là nhằm làm rộngkhoảng cách giữa mỏm cùng và gân chóp xoay bằng cách làmsạch các tổn thương thoái hoá, các chồi xương và một phần củamỏm cùng vai. Nếu có tổn thương rách chóp xoay có thể sẽ đượcphục hồi đồng thời. Sau mổ cánh tay sẽ được treo hay mang nẹpđể bất động. Hầu hết các trường hợp sẽ được tập vật lý trị liệunhằm tránh cứng khớp, hạn chế phù nề sau mổ. Chườm lạnh saumổ giúp co mạch máu làm hạn chế phản ứng viêm đau sau ...

Tài liệu được xem nhiều: