Danh mục

Đau Tim, Tức Ngực

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.87 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong suốt cuộc đời, thế nào chúng ta cũng có lúc ôm ngực kêu đau. Có người thì hơi đau một chút đã hoảng hốt la làng là đang bị cơnđau-tim và vội vàng kêu xe cấp cứu. Ngược lại thì cũng có người mặt xanh như tầu lá, ngực nhói đau thì lại bảo vì ăn không tiêu, uống vài viên chống acit là ổn. Cả hai thái độ coi bộ đều cần được xét lại. Thành ra, thêm một chút hiểu biết về những cơn đau từ ngực tưởng cũng không phải là dư. Lồng ngực Ngực...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đau Tim, Tức Ngực Đau Tim, Tức Ngực Trong suốt cuộc đời, thế nào chúng ta cũng có lúc ôm ngực kêu đau. Có người thì hơi đau một chút đã hoảng hốt la làng là đang bị cơn-đau-tim và vội vàng kêu xe cấp cứu. Ngược lại thì cũng có người mặt xanhnhư tầu lá, ngực nhói đau thì lại bảo vì ăn không tiêu, uống vài viên chốngacit là ổn. Cả hai thái độ coi bộ đều cần được xét lại. Thành ra, thêm một chút hiểu biết về những cơn đau từ ngực tưởngcũng không phải là dư. Lồng ngực Ngực là khoảng trống trước của cơ thể, nằm giữa cổ và hoành cáchmô. Các xương của ngực kết hợp với nhau thành một cái chuồng hình nón. Mười hai xương sườn là chấn song của lồng ngực. Xuơng sườn nốivới xương ức ở phía trước và các đốt sống ở phía sau. Giữa các xương sườn là khoảng cách liên sườn, trong đó có dây thầnkinh, mạch máu và cơ. Lồng ngực bao bọc và che chở cho hai lá phổi, trái tim, thực quản vàcác bộ phận phụ thuộc. Thực quản là ống dẫn thực phẩm từ miệng xuống bao tứ, nằm sauxương ức. Từ trái tim đi ra là động mạch chủ, chạy dọc xuống dưới, phân phốimáu đỏ có nhiều dưỡng khí để nuôi tế bào. Tĩnh mạch chủ chạy từ phía dướicơ thể lên tim, chuyển máu có nhiều khí carbon, rồi lên phổi để đổi lấydưỡng khí. Dưới lồng ngực là xoang bụng chứa các bộ phận như dạ dày, ruột giàruột non, gan, lá lách, tuyến tụy, thận, bọng đái. Các bộ phận này nằm sátngay dưới lồng ngực. Ngực và bụng ngăn cách nhau bằng cơ hoành. Khi áp xuất trong bụngtăng, các bộ phận này cũng ép lên lồng ngực. Với sự sắp đặt như vậy, cơn đau ngực có thể là từ nhiều cơ quan khácnhau, chứ không riêng gì từ trái tim. 1-Đau không từ trái tim a. Bệnh của túi mật như viêm hoặc sỏi mật đôi khi cũng gây đautương tự như cơn đau của tim. b. Chứng ợ chua với chất acit từ bao tử trào ngược lên thực quản, tạora cảm giác nóng cháy sau xương ức. c. Viêm màng bọc hai lá phổi vì sưng phổi gây ra cảm giác đau, nhấtlà khi ho hoặc hít thở mạnh. d. Đau khi gẫy nứt xương sườn hoặc viêm lớp sụn nối tiếp xươngsườn với xương ức. e. Đau nhức các cơ liên sườn hoặc khi dây thần kinh bị kẹp. g. Đau ngực trong các bệnh phổi như phổi tràn khí phế mạc(pneumothorax), hen suyễn, nghẽn động mạch phổi. h. Trong bệnh zona do virus thủy đậu gây ra, đau nhức từ sau lưng tớilồng ngực kèm theo một dải những mụn nước. i. Nuốt nhiều không khí khi vội vàng ăn hoặc uống nước có hơi hoặcuống với ống hút. Không khí làm căng bao tử, tạo ra cảm giác đau đau ởphía trái bụng dưới. Người đang tức giận bực mình cũng nuốt nhiều hơi trong khi ồn ào,hổn hển diễn tả lời nói. k. Nằm ngủ với cánh tay, bả vai ở vị thế bất bình thường cũng đưa tớiđau ngực. l. Trong cơn hoảng sợ, tim đập nhanh, hơi thở dồn dập, đổ mồ hôi, hụthơi thở cũng thường có cơn đau trước ngực. 2-Đau từ trái tim Đau từ trái tim cũng có nhiều loại: a- Cơn-đau-thắt-ngực, tiếng Anh gọi là angina pectoris. Angina cónghĩa đau như co thắt, xiết chặt trái tim lại (constricting pain). Pectoris làlồng ngực. Năm 1768, bác sĩ người Anh William Heberden là người đầu tiên tảcảm giác này một cách ngắn gọn, linh động như sau: “Người bị cơn đau thắtngực hành hạ khi đang đi lên một con đường dốc hoặc sau khi ăn no. Đau rấtkhó chịu tưởng như có thể chết đi được nếu cơn đau cứ tiếp tục. Nhưng maymắn là khi người đó nghỉ thì cơn đau hết tức thì”. Đau của angina cho cảm giác như co thắt toàn thể hoặc phần ngựcnằm sau xương ức, lan lên cổ, hàm, má, bả vai, cánh tay và xuống cả vùnggiữa bụng hoặc giữa hai xương bả vai. Đau thắt ngực thường xảy ra khi ta leo lên một ngọn đồi hoặc bướcnhững bậc cầu thang lên lầu, khi đi trong gió lạnh, mang vật nặng, cào lá,làm vườn, xúc tuyết, vươn mình chạy đỡ đường banh quần vợt, đang coi mộttruyện phim nhiều kích động, đôi khi cả trong lúc hấp dẫn giao hợp hoặcnhững cơn thịnh nộ, lo âu. Cũng có trường hợp đang ngủ, cơn đau xuất hiệnđánh thức nạn nhân bừng dậy ôm ngực nhăn nhó. Mỗi cơn đau như vậy kéo dài không quá 10 hoặc 20 phút và hầu nhưchầm dứt khi ta ngưng hoạt động đã gây ra cơn đau. Hoặc đặt dưới lưỡi mộtviên nitroglycerin. Và khi được hỏi đau ở đâu thì hầu như mọi người đều chỉvào ngực với cả bàn tay chứ không với một ngón tay. Tại sao có cơn đau thắt ngực như vậy? Thưa đau là tiếng kêu cứu, phản kháng của trái tim bị bỏ đói, thiếudưỡng khí mà còn bị lạm dụng bóc lột sức lao động quá mức. Với kíchthước bằng nắm tay, trái tim co bóp liên tục ngày đêm 70 lần trong một phútđể bơm ra, hút vào một lượng máu khổng lồ là 6 tấn máu vào cả ngàn cây sốmạch máu mỗi ngày. Để hoàn tất nhiệm vụ của một cái bơm, các cơ của tim cần được nuôidưỡng với oxy. Động mạch vành lãnh trách nhiệm nuôi dưỡng này. Động mạch vành có hai nhánh chính trước v ...

Tài liệu được xem nhiều: