Danh mục

Đầu tư tài chính: sao lại tự cắn vào đuôi nhau

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.99 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nhằm phân tích một số sai lầm có tính nguyên lý dẫn đến thua lỗ trong đầu tư tài chính của các công ty thời gian qua.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đầu tư tài chính: sao lại tự cắn vào đuôi nhau Đầu tư tài chính: sao lại tự cắn vào đuôi nhau Bài viết này nhằm phân tích một số sai lầm có tính nguyên lý dẫn đến thua lỗ trong đầu tư tài chính của các công ty thời gian qua. Cách đây không lâu, có đến 13 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) bị đưa vào diện kiểm soát. Con số này có thể còn tăng thêm do còn nhiều doanh nghiệp xin chậm nộp báo cáo tài chính năm 2008. Phân tích các trường hợp công ty bị đưa vào diện kiểm soát hiện nay cho thấy hầu hết đều rơi vào nhóm có kết quả sản xuất kinh doanh lỗ. Phân tích một cách chi tiết hơn cho thấy nguyên nhân thua lỗ của các trường hợp bị kiểm soát cũng không giống nhau. Một số công ty thua lỗ do tình hình sản xuất kinh doanh yếu kém như Công ty Bông Bạch Tuyết (BBT) hay Công ty cổ phần Vitaly (VTA) nhưng một số khác thì thua lỗ do đầu tư tài chính như REE hay SAM. Việc các công ty thông qua thị trường chứng khoán sơ cấp để huy động vốn đầu tư không có gì phải phê phán mà cần được khuyến khích. Thế nhưng việc biến thị trường sơ cấp thành một công cụ để huy động vốn phục vụ cho các hoạt động đầu tư tài chính gián tiếp không được kiểm soát và quản trị tốt là điều nguy hiểm cho hệ thống kinh tế của quốc gia. Thay vì huy động vốn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính thì các công ty lại mang đi đầu tư tài chính thông qua việc nắm giữ các danh mục chứng khoán thị trường. Đặc biệt trong giai đoạn nửa cuối năm 2006 đến khoảng giữa năm 2007 - giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng cao - nhiều công ty đã tăng cường các hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng và sử dụng phần lớn số vốn huy động được để đầu tư tài chính cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Nhà đầu tư bị dẫn dắt Thu nhập từ đầu tư tài chính gồm có hai phần là cổ tức (dividend) và lợi vốn (capital gain). Trong khi cổ tức có được khi công ty phát hành làm ăn có hiệu quả thì lợi vốn lại có được từ sự chênh lệch giá cổ phiếu mua vào và bán ra trên thị trường. Nhiều nhà đầu tư đã không thấy được rằng giữa cổ tức và lợi vốn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau mà ở đó cổ tức phải được xem là bệ đỡ chắc chắn cho các khoản lợi vốn. Điều quan trọng ở đây chính là nguồn gốc của cổ tức. Các nhà đầu tư “vô tư” đưa tay hứng những đồng cổ tức mà không hề thắc mắc chúng từ đâu ra. Nhà đầu tư đã bị dẫn dắt vào ngõ cụt! Bản chất của cổ tức là thu nhập từ hoạt động kinh doanh của công ty, trong đó hiệu quả từ hoạt động kinh doanh chính phải là cốt lõi. Chính vì vậy nếu một doanh nghiệp trả cổ tức không phải từ nguồn thu nhập này mà từ nguồn vốn vay ngân hàng hay phát hành thêm cổ phiếu là có vấn đề nếu không phải trong ngắn hạn thì là dài hạn. Thậm chí việc công ty trả cổ tức từ thu nhập đầu tư tài chính cũng cần phải phân tích cẩn thận. Đối với một công ty thông thường (ý muốn nói không phải định chế tài chính) về dài hạn thì thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính phải chiếm tỷ trọng lớn nhất, còn hoạt động đầu tư (nếu có) chỉ là phụ. Vì vậy nếu nguồn thu nhập từ đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng quá lớn, thậm chí còn bù đắp cho các khoản thua lỗ từ hoạt động kinh doanh chính một cách dài hạn thì đó là điều không bình thường, chưa kể là các khoản thu nhập từ đầu tư tài chính có lành mạnh và mang tính bền vững hay không. Để thấy rõ đặc tính không lành mạnh của các khoản thu nhập từ đầu tư tài chính, chúng ta phân tích thử nguồn gốc của các khoản thu nhập này. Ở Việt Nam thời gian qua, một tỷ lệ vốn cổ phần không nhỏ sau khi huy động được các công ty dùng để đầu tư chéo vào nhau. Chẳng hạn, công ty A phát hành cổ phiếu rồi sử dụng vốn để đầu tư vào cổ phiếu của công ty B. Đến lượt mình, công ty B cũng lại dùng vốn huy động được để thành lập quỹ đầu tư C. Quỹ đầu tư C sẽ dùng vốn để đầu tư vào danh mục các cổ phiếu gồm A, D và nhiều hơn thế nữa. Mà công ty D lại là cổ đông của công ty A. Cứ như thế việc huy động vốn rồi tái đầu tư vào thị trường đã tạo nên một mạng lưới chằng chéo các quan hệ sở hữu trực tiếp, gián tiếp hết sức phức tạp. Giả sử rằng ban đầu công ty D hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tạo ra được một đồng thu nhập. Khoản thu nhập này phải được trả cho các cổ đông và quỹ đầu tư C là một trong những cổ đông đó. Đến lượt mình, quỹ đầu tư C phải phân phối thu nhập cho các nhà đầu tư trong đó có công ty B. Công ty A, với tư cách là cổ đông của công ty B nên tất nhiên cũng phải được nhận cổ tức từ công ty B và chia lại cho công ty D với tư cách là cổ đông của mình. Lại một lần nữa công ty D có thu nhập từ đầu tư vào công ty A nên cũng phải phân phối cho quỹ đầu tư C. Vòng xoay lại cứ như thế và ai cũng thấy mình có thu nhập cả. Ban đầu chỉ có một đồng thu nhập từ công ty D nhưng do ảo giác làm cho người ta tưởng rằng có đến bốn đồng thu nhập sau chỉ một vòng luân chuyển qua 4 công ty A, B, C và D. Thu nhập từ đầu tư tài chính có được quá dễ dàng mà không phải đổ quá nhiều ...

Tài liệu được xem nhiều: