Danh mục

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 332.80 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu này nêu lên sau 30 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài với việc Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 có hiệu lực, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ FOREIGN DIRECT INVESTMENT (FDI) FOR THE VIETNAM’S ECO-SOCIAL DEVELOPMENT IN THE INTERNATIONAL INTERGRATION PROCESS TS. Phạm Thị Bạch Tuyết Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt Sau 30 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài với việc Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 có hiệu lực, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu tư nước ngoài đã đem lại nhiều thành công quan trọng như bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, đẩy mạnh giá trị xuất khẩu hàng hóa, tăng cường hội nhập thị trường thế giới, tạo công ăn việc làm và nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật cho người lao động,… Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc thu hút và sử dụng FDI của nước ta cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy, làm thế nào để thu hút tối đa nguồn FDI và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu và sớm có giải pháp khắc phục. Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu, kinh tế, đầu tư Abstract Upon thirty years of implementation of open door policy and foreign investment attraction through effectiveness of Law on Foreign Investment in 1987, Foreign Direct Investment (FDI) sector has played an important role in and contributed significantly into the Vietnam’s eco-social development in the international integration process. Foreign Direct Investment has brought about many essential achievements for Vietnam such as rise of development investment capital, contribution into advanced economic structure transformation, increase of export turnover, promotion of international market integration, creation of employment and qualification for labor, etc. In addition to such achievements, FDI attraction and use by Vietnam also has had many shortcomings. Therefore, the way to attract and use effectively FDI is an important issue to be researched and handled in short time. Key words: Foreign direct investment (FDI), export, economy, investment 1. Mở đầu Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước. Thực hiện chủ trương này, nước ta đã từng bước chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995 đã mở đầu cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Từ đó Việt Nam tích cực tham gia vào nhiều hiệp định, tổ chức khu vực và thế giới như AFTA, ASEM, 540 APEC. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO tháng 01/2007 đã đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Ngoài ra, Việt Nam còn tích cực, chủ động trong đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác. Tính đến tháng 4/2016, Việt Nam đã tham gia thiết lập 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, trong đó có 6 FTA thế hệ mới là Hiệp định Việt Nam - EU và Hiệp định TPP. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có tác động tích cực, trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, thúc đẩy mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ thu hút được khối lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lí và các nguồn lực quan trọng khác, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao dân trí và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đặc biệt hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội lớn cho nước ta cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.Việc thực hiện các cam kết trong các Hiệp định sẽ khiến cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên thông thoáng hơn, minh bạch hơn, thuận lợi hơn, được hưởng nhiều ưu đãi từ đó sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn nữa.Thời gian qua, quá trình thu hút và sử dụng FDI đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần đáng kể cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. 2. Nội dung 2.1. Tình hình thu hút và thực hiện FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988 - 2015 Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành vào năm 1987, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong thu hút FDI. Tổng số dự án FDI được cấp phép từ năm 1988 đến năm 2015 đã lên tới 21.392 dự án, tăng 10,1 lần (2.120 dự án năm 2015 so với 211 dự án giai đoạn 1988 - 1990). Về tổng số vốn đăng ký đạt hơn 314,707 tỉ USD, tăng 15,0 lần giai đoạn 1988 - 2015 (24115,7/1603,5 triệu USD). Tổng số vốn thực hiện tính đến hết năm 2015 chiếm 44,1% tổng vốn FDI đã đăng kí (138692,9 triệu USD).Riêng trong năm 2015, Việt Nam thu hút được 2.120 dự án với tổng số vốn đầu tư đạt 24,115 tỉ USD, tăng 15,0% về số dự án và 10,0% tổng số vốn đầu tư so với năm 2014. Vốn thực hiện chiếm 60,0% tổng vốn FDI đã đăng kí. Có thể nói, trong điều kiện kinh tế toàn cầu có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt giữa các nước thì kết quả đạt được trong việc thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy những nỗ lực và thành công trong vận động xúc tiến đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của nước ta. Một số đặc điểm về FDI tại Việt Nam: Về quy mô vốn trên một dự án: Quy mô vốn bình quân của 1 dự án FDI giai đoạn 1988 - 1990 chỉ là 7,59 triệu USD, thì đến năm 2015 quy mô đó đạt 11,37 triệu USD. Mặc dù đạt được một số kết quả đáng ghi nhận về tăng quy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: