Danh mục

Dạy con kỹ năng quản lý tiền

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 182.30 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu dạy con kỹ năng quản lý tiền, kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy con kỹ năng quản lý tiền Dạy con kỹ năng quản lý tiềnCha mẹ cần phải chuẩn bị cho con cái về kỹ năng quản lý tiền để đánh bật cáckhoản nợ không đáng có, giúp chúng trở thành những ông chủ chứ khôngphải nô lệ của đồng tiền.Dạo này chị Mai thường xuyên thấy cu Bin vòi vĩnh xin bố mẹ mua đồ chơi này,mua đồ chơi nọ. Mới hôm kia khi không có tiền lẻ để đưa cho con ăn sáng, chị đưatờ 100 nghìn, chiều về hỏi con tiền đâu thì nó trả lời gỏn gọn: Con cho bạn Trungvà mua truyện tranh rồi”.Lắm lúc chị Mai bực mình vì cứ thấy mẹ nói không còn tiền là cu Bin lại lon tonchạy vào phòng ngủ lôi cái túi xách của mẹ ra rồi chỉ vào cái ví chị để tiền: “Conđã kiểm tra trong đó vẫn còn rất nhiều tiền mà!”. Phát hoảng vì mới tí tuổi, cu Binđã có thói quen vòi vĩnh và đáng sợ hơn là nó đã bắt đầu hình thành thói quenphung phí tiền bạc, chị lấy tay tét vào mông con khiến thằng bé khóc ầm chạy lênmách bố: “Hôm nay con thấy mẹ cầm rất nhiều tiền, con bảo mẹ mua siêu nhân,mẹ còn đánh con…!”.Nghe thấy thế, chị Mai bắt đầu thấy lo lắng vì không biết dùng cách nào để giúpcon nhìn nhận cách chi tiêu và tiết kiệm, để sau này con có những quyết định khônngoan khi sử dụng tiền bạc.Chiến lược 1: Cho trẻ biết rất khó khăn để có những khoản thu nhập tronggia đình.Hãy cho trẻ biết rằng việc chi tiêu phụ thuộc vào tình hình thu nhập của cả gia đìnhvà nhu cầu của mỗi người chỉ được đáp ứng ở một mức độ nhất định. Bạn hãy thểhiện tài quản lý tiền chi tiêu của mình, bởi trách nhiệ m tài chính của cha mẹ ảnhhưởng mạnh mẽ đến sự trưởng thành của trẻ trong việc sử dụng tiền. Bạn sẽ khôngphải hy sinh quá mức để cung cấp cho nhiều đòi hỏi vô lý của trẻ nữa.Chiến lược 2: Sớm cho trẻ học cách quản lý tiềnThay vì cho con tiền ăn sáng vào mỗi ngày, bạn hãy cho tiền con theo tuần, đểchúng học cách cân đối, quản lý tiền từ nhỏ, sau đó chúng sẽ có thể dễ dàng quảnlý tiền theo tháng khi đã trưởng thành.Hãy giúp trẻ phân biệt giữa mong muốn và nhu cầu trước khi thiết lập mục tiêu chitiêu cho chúng. Con bạn cần phải hiểu rằng, người lớn cũng như trẻ em không thểcó tất cả mọi thứ mình muốn. Mọi người đều phải lựa chọn những gì thực sự cầnthiết và trong khả năng sẵn có của mình.Bạn hãy dạy chúng tiết kiệm thay vì chi tiêu và nêu ra những lợi ích của tiết kiệmđể đạt được những mục tiêu lớn hơn. Bạn có thể xây dựng động lực cho trẻ bằngcách cho chúng tiền lãi trên số tiền mà chúng lưu ở nhà, từ đó trẻ có thể tự tínhtoán lãi suất để thấy được tốc độ tích lũy thông qua sức mạnh của lãi suất.Cha mẹ nên tránh cho con tiền theo kiểu phần thưởng cho điểm tốt hoặc làm việcnhà thường xuyên, nó sẽ khiến trẻ không ý thức được trách nhiệm của mình đối vớigia đình và sẽ cho rằng tất cả mọi thứ đều “có giá”.Khi con của bạn mua một vật không cần thiết bằng tiền của mình, bản thân chúngcũng sẽ thấy tiếc nuối mãi và chắc chắn sẽ suy nghĩ kỹ hơn khi quyết định muamột đồ vật khác vào lần sau. Vì vậy, thay vì phê phán hay chỉ trích: “Mẹ đã nói vớicon rồi mà…” , bạn hãy động viên để trẻ nhận ra những sai lầm của mình, đó chínhlà những bài học thiết thực nhất cho trẻ.Chiến lược 3: Không áp đặt hay chỉ đạoBạn hãy xây dựng một thái độ tích cực đối với việc quản lý tiền bạc, hướng dẫncon cái nhưng không áp đặt, tránh chỉ đạo từng bước chi tiêu bởi nó chỉ khiến trẻkhông thoải mái và thiếu tự tin trong việc quản lý nó.Hầu hết các bậc cha mẹ không phải là nhà quản lý tiền lớn nhất, vì vậy bạn nênthực hiện đúng những gì đã hướng dẫn trẻ, đừng nói một đằng, làm một nẻo vì contrẻ rất nhạy bén trong việc nhận biết điều đó.Chiến lược 4: Theo dõi quá trình sử dụng tiền của trẻBạn hãy tìm cách tiếp cận và theo dõi quá trình sử dụng tiền của trẻ để kịp thờiđiều chỉnh và giúp trẻ quản lý tiền tốt hơn. Khi trẻ hiểu được rằng tiền không mọctrên những cái cây hay bạn không phải là cái túi không đáy thì chúng sẽ biết tìmcách để kiếm và quản lý tiền để đáp ứng nhu cầu của chúng.Khi trẻ có thói quen quý trọng tiền bạc và chi tiêu có kế hoạch, nó sẽ tác động trựctiếp đến nhân cách của trẻ thông qua cách ứng xử của chúng với tiền bạc. Nhữngtrẻ em được giáo dục đầy đủ về quản lý và sử dụng tiền bạc sau này thường có khảnăng làm kinh tế giỏi. Điều đó sẽ giúp trẻ biết tự mình kiếm tiền và tạo nên tínhđộc lập trong tư duy và hành động của trẻ.Theo Afamily ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: