"Con hư tại mẹ? Chẳng biết tự lúc nào, các ông bố thường cho rằng việc dạy dỗ con cái phần lớn là trách nhiệm của mẹ chúng. Rồi cứ thế, cái tư tưởng đó nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác, dẫn đến việc đàn ông coi nhiệm vụ chính của mình là tiền tài, danh vọng, là xây cho được nhà cao cửa rộng mới đáng mặt anh hào. Còn các bà, dù muốn hay không vẫn cứ phải một tay thay chồng dạy dỗ các con, tìm trăm phương nghìn kế để con...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy con - trách nhiệm của ai? Dạy con - trách nhiệm của ai?Con hư tại mẹ?Chẳng biết tự lúc nào, các ông bố thường cho rằng việc dạy dỗ con cái phần lớn làtrách nhiệm của mẹ chúng. Rồi cứ thế, cái tư tưởng đó nối tiếp từ thế hệ này sangthế hệ khác, dẫn đến việc đàn ông coi nhiệm vụ chính của mình là tiền tài, danhvọng, là xây cho được nhà cao cửa rộng mới đáng mặt anh hào. Còn các bà, dùmuốn hay không vẫn cứ phải một tay thay chồng dạy dỗ các con, tìm trăm phươngnghìn kế để con mình vừa hồng vừa chuyên, nếu không lại bị các đức langquân đổ lỗi là con hư tại mẹ! Có một thực tế trái ngược đến buồn cười là các ôngtự cho mình quyền không cần dạy dỗ con cái nhưng lại được quyền phán xét kếtquả dạy dỗ con cái của vợ!Vì thế, đến một lúc nào đó, khi thấy sản phẩm giáo dục của vợ không ổn thì cácông lại trách: Bà có mỗi việc dạy con mà cũng không làm nổi (?!). Đúng là con hưtại mẹ!... Con hư tại mẹ, tư tưởng này xem ra còn xưa hơn cả trái đất. Việc dạydỗ con cái là trách nhiệm chung của vợ lẫn chồng, nếu còn có tư tưởng đổ lỗi lênđầu vợ (hay đổ lỗi lẫn nhau) như thế thì tình cảnh khẩu chiến là không thể tránhkhỏi và không chóng thì chày, tình cảm vợ chồng sẽ ngày càng sứt mẻ và con cáicàng thêm hư hỏng hơn.Thuận vợ, thuận chồng...Thật ra, tình cảm và nhân cách của con trẻ thật sự hoàn thiện khi chúng được giáodục theo sự hướng dẫn, bảo ban của cả bố lẫn mẹ. Nếu thiếu một trong hai, nhâncách con trẻ sẽ phát triển một cách phiến diện và khi đó, hoặc chúng chỉ có thểlàm vừa lòng mẹ mà không làm vừa lòng bố, hoặc ngược lại. Về bản năng tự nhiên,người mẹ bao giờ cũng dạy dỗ con cái theo khuynh hướng nhu, tức là nhẹ nhàng,tình cảm, trong khi đó, tư tưởng các ông là luôn luôn cương, tức là khắt khe,nguyên tắc. Con trẻ cần tình yêu thương, tính nhẫn nhục của mẹ để tự hun đúc chotình cảm trong tương lai của mình nhưng cũng cần tính cương quyết, khắt khe củabố để rèn luyện cho mình đức tính cứng rắn, sống có nề nếp, quy củ. Do đó, cácbậc làm cha làm mẹ không nên nhường trách nhiệm nuôi dạy con cho riêng mộtai, rồi đến lúc đổ lỗi cho nhau vì con hư thì đã quá muộn.Kết hợp giữa “nhu” với “cương”Tuy nhiên, nếu vợ chồng chỉ biết dừng lại ở việc cùng nhau chia sẻ trách nhiệmdạy dỗ con cái mà không biết chia sẻ như thế nào cho đúng thì cũng không thểmang lại kết quả tốt đẹp. Theo tiến sĩ tâm lý người Mỹ Robert Shaw, Giám đốcViện Gia đình ở Berkeley, thuộc bang California, cách chia sẻ tốt nhất là trước hếtvợ chồng cần hiểu nhau, tôn trọng cách giáo dục con cái của nhau rồi mới đi đếnthống nhất về mặt phương pháp, quan điểm dạy dỗ con cái. Theo ông, đó là điềukiện tiên quyết và quan trọng hơn hết. Mỗi giới có một cách thức giáo dục conriêng, do vậy, cũng không nên đặt lên bàn cân để so sánh cách giáo dục của giớinào là hiệu quả hơn, vì làm như vậy là vô cùng khập khiễng. Con trẻ cần cái nhucủa mẹ nhưng cũng cần cái cương của cha, nghệ thuật dạy con phải biết kết hợphai đặc điểm đó, đa dạng mà thống nhất. Dạy con biết chia sẻ“Mày không được chơi cái đó!” cu Bi thét to và vội giằng lấy cái xe tải đồ chơi từmột đứa bạn. Tại sao con bạn không biết chia sẻ?Đặc biệt trẻ từ 3-4 tuổi và lớn hơnCó đấy, trẻ biết chia sẻ; nhưng không nhất thiết lúc nào trẻ cũng thể hiện sự cảmthông và chia sẻ của mình. Chưa đến tuổi đi học nên trẻ có nhiều thời gian để chơiđùa với các bạn, một số trẻ thay phiên nhau chơi một món đồ chơi và không đặtmình làm trung tâm như lúc nó một hoặc hai tuổi. Nhưng phần lớn thì lại rất bốcđồng và chưa học được tính kiên nhẫn, phải ngồi đợi cho đến hết lượt mình đượcđụng vào đồ chơi mà trẻ đang thèm muốn là một sự thách thức.Tuy nhiên, về cơ bản, trẻ ở độ tuổi chưa đến trường biết “cho là tốt” và chúng thấyvui khi cùng chơi chung với các bạn. Bạn có thể dạy con biết chia sẻ bằng cáchkhuyến khích nó biểu lộ sự quan tâm, thông cảm và tất nhiên cũng dạy nó biết thếnào là ích kỷ.Phải làm gì?Cho trẻ thấy “chia sẻ” mang lại niềm vui. Dạy cho con bạn những trò chơimang tính cộng đồng mà những người chơi phải cùng nhau làm việc để đạt đượcmục đích chung như cùng giải câu đố, xếp hình. Hãy rủ bé cùng thực hiện côngviệc hàng ngày như trồng cây, sơn hàng rào, hay rửa xe, lau bàn ghế... Tạo cơ hộicho trẻ chia sẻ với những bạn thân đồ ăn mà chúng thích. Nếu có điều kiện thì nhớghi hình những cuộc đi chơi của trẻ với bạn bè, những kỷ niệm vui vẻ đó sẽ đượckhắc ghi trong lòng trẻ.Đừng phạt trẻ khi chúng tỏ ra ích kỷ. Nếu bạn mắng trẻ “đồ ích kỷ” rồi phạt trẻtrong khi nó chưa biết chia sẻ, hoặc buộc trẻ phải chia một vật nào đó mà trẻ rấtyêu thích, bạn vô tình nuôi dưỡng nơi trẻ sự oán hận chứ không phải là lòng quảngđại. Để khuyến khích trẻ biết chia sẻ, sự khích lệ mang lại hiệu quả tích cực hơnlời quở trách. Bạn cũng nên nhớ rằng việc trẻ giữ riêng cho mình một số đồ nào đócũng rất tốt. Khi trưởng thành, chúng sẽ hiểu được chia sẻ với các bạn khác thì vuihơn là giữ riêng một mình.Giúp trẻ bày tỏ thái độ. Khi trẻ cãi nhau và giành giật đồ chơi, hãy giúp bọn trẻhiểu ra điều gì đang xảy ra. Nếu một đứa trẻ đang giữ riêng một thứ đồ chơi nàođó, bạn hãy giải thích cho trẻ biết bạn thân của nó đang cảm thấy thế nào. Ví dụ béHồng rất thích cái giỏ nhựa, nó không muốn ai đụng tay vào. Khoan vội la nó màbạn hãy đặt mình vào tình huống đó. Biết đâu bạn khám phá ra rằng bé Hồngkhông cho bạn mình chơi chung cái giỏ chỉ giỏ đã đựng đầy đồ bên trong, hoặc vìbé Hồng đặc biệt quý cái giỏ đó vì ông nội tặng riêng cho nó hôm sinh nhật...Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề. Nếu trẻ ôm chặt cái xe tải đồ chơi mà đứa bạnthích, có thể trẻ đang nghĩ: “Lỡ nó lấy luôn thì sao?”. Bạn hãy khuyến khích trẻthay phiên nhau chơi đồ chơi đó (bạn có thể chỉ lên đồng hồ: kim chạy tới chỗ nàythì thay phiên), bảo đảm với trẻ rằng cho bạn chơi chung không có nghĩa là tặngđồ chơi đó cho bạn, v ...