Danh mục

Dạy học phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 746.25 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Qua thực tiễn dạy học môn toán tại trường Trung học phổ thông và quá trình học tập, nghiên cứu sau đại học, tác giả rất quan tâm đến mối quan hệ giữa các năng lực cần phát triển cho học sinh trong thời đại mới với nội dung, phương pháp mình đang giảng dạy. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được một số mâu thuẫn chính sẽ trình bày sau đây, mặt khác, chúng tôi đã bị cuốn hút bởi các bài toán của chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tếDạy học phát triển năng lực cho họcsinh trung học phổ thông với các bàitoán tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) Dạy học phát triển năng lực cho học sinhtrung học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) Nguyễn Quốc Trịnh Trường Đại học Giáo dục Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Hữu Châu Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA). Thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học với các bài toán tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA). Tổ chức thực nghiệm sư phạm để khảo sát thực trạng; đánh giá sự phù hợp của đề tài với điều kiện giáo dục và định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam; So sánh sự phát triển năng lực toán của học sinh được thực nghiệm và học sinh không thực nghiệm. Keywords: Phổ thông trung học; Toán học; Phương pháp giảng dạyContent MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Qua thực tiễn dạy học môn toán tại trường Trung học phổ thông và quá trình họctập, nghiên cứu sau đại học, tác giả rất quan tâm đến mối quan hệ giữa các năng lực cầnphát triển cho học sinh trong thời đại mới với nội dung, phương pháp mình đang giảngdạy. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được một số mâu thuẫn chính sẽ trình bày sauđây, mặt khác, chúng tôi đã bị cuốn hút bởi các bài toán của chương trình đánh giá họcsinh quốc tế (Programme for International Student Assessment – PISA). Từ mục tiêu, cáchtiếp cận đến giải quyết vấn đề của các bài toán PISA đã cho chúng tôi một câu trả lời vềvấn đề mình quan tâm. Đó cũng chính là lý do để chúng tôi quyết tâm thực hiện đề tài này. 11.1 Mâu thuẫn giữa yêu cầu nhân lực của thời đại và thực tế khả năng đáp ứng củagiáo dục, đào tạo Hiện nay, giáo dục và đào tạo ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhân lựccho xã hội Học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, thậm chí trường nghề, caođẳng, đại học vẫn không thể lao động ngay mà phải mất vài năm làm quen hoặc đào tạo lại.Thực tế này đã được chỉ ra từ nhiều năm nay và đòi hỏi cần phải thay đổi nội dung và đặcbiệt là cách dạy học ở nhà trường để học sinh sớm tiếp cận với các bài toán thực tiễn, tăngcường khả năng thực hành giải quyết vấn đề, qua đó học sinh phát triển các năng lực cầnthiết trong cuộc sống và làm quen dần với môi trường lao động sau khi ra trường.1.2 Mâu thuẫn giữa Lý luận và Thực tiễn Nguyên lí giáo dục đã chỉ rõ: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao độngsản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đìnhvà giáo dục xã hội” [26, tr. 89]. Trong Lý luận dạy học cũng có nguyên tắc: “Đảm bảo sựthống nhất giữa lý luận và thực tiễn” [18, tr. 67]. Nhưng trong thực tế dạy học, chúng ta đãquá chú trọng đến lý thuyết, chúng ta dạy cho học sinh nhiều kiến thức khoa học hàn lâmnhưng lại xem nhẹ thực hành, xem nhẹ sự vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấnđề thực tiễn. Trong kiểm tra, đánh giá, chúng ta cũng rất ít quan tâm đến năng lực giảiquyết vấn đề trong thực tiễn mà chỉ chú trọng vào nội bộ môn học.1.3 Mâu thuẫn giữa Mục tiêu giáo dục với Nội dung, Phương pháp dạy học môn toánhiện nay Trong chương trình giáo dục phổ thông (2006) đã đề ra mục tiêu môn toán cấptrung học phổ thông là: “Giúp học sinh giải toán và vận dụng kiến thức toán học trong họctập và đời sống” [1, tr. 92]. Trong phần chuẩn kiến thức và kỹ năng đã xác định kỹ năngđối với học sinh cấp trung học phổ thông về môn toán là: “Có khả năng suy luận lôgic vàkhả năng tự học; có trí tưởng tượng không gian. Vận dụng được kiến thức toán học vàothực tiễn và các môn học khác” [1, tr. 1074]. Tuy nhiên, mục tiêu này đã không được thểhiện nhiều trong nội dung (Sách giáo khoa) và phương pháp dạy học toán ở trường phổthông hiện nay.1.4 Yêu cầu hiện thực hóa quan điểm “Lấy người học làm trung tâm” trong công cuộcđổi mới giáo dục hiện nay Thực tế chúng ta đã thực hiện vô vàn chiến lược và cách thức để hiện thực hóa“Lấy người học làm trung tâm” và chúng ta luôn cần nhiều chiến lược và cách thức mạnhhơn, tiến bộ hơn nữa. Trong đó, xu thế đưa học sinh vào thế giới thực, trước các bài toán 2thực tiễn để các em tự vận dụng kiến thức để giải quyết, qua đó tự bồi dưỡng kiến thức vànăng lực cho bản thân, biến mình thành trung tâm của giáo dục là xu thế của thời đại ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: