Danh mục

Dạy học thành ngữ dân gian tiếng Việt cho người nước ngoài theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 162.18 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất một phương pháp dạy thành ngữ dân gian tiếng Việt cho người nước ngoài theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận. Bằng việc ứng dụng lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là lí thuyết về ẩn dụ ý niệm, chúng tôi muốn giúp người học thiết kế các công thức tư duy để hiểu được đặc trưng về cấu trúc và ý nghĩa của các thành ngữ dân gian tiếng Việt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học thành ngữ dân gian tiếng Việt cho người nước ngoài theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhậnJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0156Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 155-162This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDẠY HỌC THÀNH NGỮ DÂN GIAN TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THEO QUAN ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN Đỗ Phương Thảo Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Việc dạy học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai trong thời gian gần đây đã có nhiều đổi mới cả về giáo trình và phương pháp giảng dạy. Trong bài báo này, chúng tôi muốn đề xuất một phương pháp dạy thành ngữ dân gian tiếng Việt cho người nước ngoài theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận. Bằng việc ứng dụng lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là lí thuyết về ẩn dụ ý niệm, chúng tôi muốn giúp người học thiết kế các công thức tư duy để hiểu được đặc trưng về cấu trúc và ý nghĩa của các thành ngữ dân gian tiếng Việt. Từ đó, họ có thể vận dụng chúng vào các tình huống một cách hiệu quả. Chúng tôi đã thiết kế một vài đơn vị bài học để giảng dạy một số thành ngữ dân gian có lớp từ chỉ động vật như là một ví dụ minh họa cho mô hình này. Mục đích chính của chúng tôi là người học có thể vận dụng vốn từ của họ vào từng tình huống, phù hợp với bối cảnh văn hóa giao tiếp của Việt Nam. Từ khóa: Tiếng Việt, người nước ngoài, ngôn ngữ thứ hai, ngôn ngữ học tri nhận, thành ngữ.1. Mở đầu Việc dạy học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai trong thời gian gần đây đang ngày càngđược đổi mới theo hướng giao tiếp, đòi hỏi không chỉ giảng dạy các kiến thức về ngôn ngữ mà cònphải tích hợp cả những kiến thức về văn hóa, xã hội. . . Thành ngữ tiếng Việt là một trong nhữngyếu tố của ngôn ngữ phản ánh rất rõ đặc trưng tư duy – văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, trong cácgiáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay, bộ phận ngôn ngữ này chưa được chú ýđúng mức. Thường tồn tại một lối tư duy rằng: Chỉ ở trình độ cao, người học mới có thể học đượcthành ngữ, một phần là do để hiểu được các thành ngữ tiếng Việt, người học phải có cả vốn ngônngữ và vốn sống dày dặn. Trong khi đó, người học dù ở trình độ nào cũng rất muốn tìm hiểu vàkhám phá những yếu tố ngôn ngữ gắn liền với văn hóa trong ngoại ngữ họ đang học. Hơn nữa, vẫncòn tồn tại phổ biến hiện tượng dạy thành ngữ tiếng Việt theo phương pháp truyền thống: sử dụngtừ điển để tra nghĩa hoặc tranh ảnh để minh họa, dạy ý nghĩa của từng thành ngữ riêng lẻ và mớidừng lại ở ý nghĩa của thành ngữ trong từ điển mà ít gắn liền với bối cảnh văn hóa và hoàn cảnhgiao tiếp. . . Ngôn ngữ học tri nhận là một phương hướng nghiên cứu liên ngành kết hợp ngôn ngữ họcvới khoa học Tri nhận. Ở Việt Nam, ngôn ngữ học tri nhận đã mở ra nhiều hướng ứng dụng trongNgày nhận bài: 10/7/2015. Ngày nhận đăng: 9/10/2015.Liên hệ: Đỗ Phương Thảo, e-mail: phuongthaovnh@gmail.com 155 Đỗ Phương Thảonghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ. Đặc biệt, nó còn góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạyhọc tiếng Việt như một ngoại ngữ. Một trong những tác giả đầu tiên nhận ra triển vọng của hướngđi này và có những bài viết đặt nền móng cho việc ứng dụng ngôn ngữ học tri nhận vào giảng dạytiếng Việt như một ngoại ngữ là Lý Toàn Thắng. Tác giả nhận định: “Theo quan niệm của ngônngữ học tri nhận, chúng ta không thể dạy một ngoại ngữ nào đó (chẳng hạn như tiếng Việt) mà lạikhông chú ý đến văn hóa và tư duy/nhận thức của học viên người bản ngữ” [8,;122]. Tác giả cũngkhẳng định một điều mà chúng ta không thể bỏ qua trong việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ:“trong tiếng mẹ đẻ (L1) của sinh viên và trong ngoại ngữ tiếng Việt (L2) tồn tại không phải chỉ cónhững sự khác nhau dễ thấy và đã được nói đến nhiều trong sách vở ngôn ngữ học về ngữ âm, từvựng, ngữ pháp; mà quan trọng hơn, thú vị hơn và còn đang ít được nghiên cứu hơn – đó là nhữngcách thức khác nhau trong các quá trình tâm thần như các sự ý niệm hóa, phạm trù hóa hay cácthao tác lí giải về các sự vật, hiện tượng của thế giới quanh ta mà người Việt Nam hay người nướcngoài sử dụng trong ngôn ngữ của mình” [8; 122]. Từ đó, tác giả rút ra một kết luận hiển nhiên màlại rất quan trọng, trở thành mấu chốt trong việc dạy ngoại ngữ, đó là: “Nói một cách khác, có sựkhác nhau trong cái cách thức mà chúng ta nhìn và nghĩ về thế giới chung quanh, tức là khác nhauvề cái được gọi là “cách nhìn thế giới” (world view), được phản ánh trong ngữ nghĩa (semantics)của bản ngữ L1 và ngoại ngữ L2” [8; 122]. Và mục đích cuối cùng, mục đích chính yếu của việchọc tiếng Việt như một ngoại ngữ là sinh viên nước ngoài ...

Tài liệu được xem nhiều: