Nhìn lại một thập niên nghiên cứu áp dụng ngôn ngữ học tri nhận vào giảng dạy ngoại ngữ
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 478.20 KB
Lượt xem: 65
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung khám phá các quá trình tinh thần của con người, đặc biệt là quá trình hình thành và phát triển tri thức và cao hơn là trí tuệ trong não người bằng những phương tiện, công cụ ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhìn lại một thập niên nghiên cứu áp dụng ngôn ngữ học tri nhận vào giảng dạy ngoại ngữ 16 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 6 (224)-2014 NHÌN L I MỘT THẬP NIÊN NGHIÊN C U ÁP DỤNG NGÔN NGỮ H C TRI NHẬN VÀO GIẢNG D Y NGO I NGỮ A DECADE OF RESEACH ON THE APPLICATION OF COGNITIVE LINGUISTICS TO FOREIGN LANGUAGE TEACHING PH M THỊ HỒNG NHUNG (TS; Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế) Abstract: Since its birth in the 70s, cognitive linguistics has greatly contributed to a comprehensive understanding of the connection between language and mind, of how language is learnt, especially of how human beings extract language knowledge from language use. Research on the application of cognitive linguistics to foreign language teaching for the last 10 years has provided valuable implications for language teachers. Key words: cognitive linguistics; foreign language teaching. 1. Tri nhận và ngôn ngữ học tri nhận 1.1. “Tri nhận” (cognition) vốn là khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận. Theo Trần Văn Cơ (2007), thuật ngữ tri nhận kết hợp nghĩa của hai từ Latinh: cognitio là nhận thức và cogitatio là tư duy, suy nghĩ. Tri nhận là một quá trình nhận thức, là tổng thể những quá trình tâm lí (tinh thần, tư duy), tri giác, phạm trù hoá, tư duy, lời nói… phục vụ cho việc xử lí và chế biến thông tin; là quá trình những dữ liệu cảm tính được сải biến khi truyền vào trong não người dưới dạng các biểu tượng tinh thần (mental representation) như hình ảnh, mệnh đề, khung cảnh để có thể lưu lại trong trí nhớ con người. Đây cũng chính là quá trình con người nhận thức và đánh giá bản thân mình trong thế giới xung quanh, xây dựng bức tranh thế giới đặc biệt, thiết tạo cơ sở cho hành vi của con người [2] [25] [31]. Tuy khái niệm “tri nhận” cũng như “nhận thức” trong tiếng Anh đều gắn liền với thuật ngữ “cognition” nhưng khi chuyển nghĩa sang tiếng Việt cần phải phân biệt rõ quá trình, hoạt động “nhận thức” với quá trình, hoạt động “tri nhận”. Xuất phát từ quan điểm của tâm lí học hiện đại, “nhận thức” có hai mức độ: phản ánh những thuộc tính bề ngoài, tức là nhận thức cảm tính thông qua cảm giác, tri giác (ví dụ: màu sắc, kích thước, cảm giác) và những thuộc tính bên trong, tức là nhận thức lí tính thông qua tư duy và tưởng tượng (ví dụ: biểu tượng, khái niệm) còn “tri nhận” là quá trình thu nhận, lưu giữ và xử lí thông tin, chế biến thông tin đã được lưu giữ thành tri thức [26]. Tri nhận gắn liền với tri thức và tư duy vốn được thể hiện bằng ngôn ngữ (do ngôn ngữ vốn được xem là công cụ của tư duy) nên tri nhận luận gắn liền với ngôn ngữ học. 1.2. Ngôn ngữ học tri nhận ra đời vào cuối những năm 70 từ công trình của một số nhà nghiên cứu quan tâm đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và trí tuệ, tiêu biểu là Lakoff với cuốn Metaphors we live by (Ẩn dụ chúng ta đang sống) ông viết chung với Johnson. Là một trường phái khá mới của ngôn ngữ học hiện đại, ngôn ngữ học tri nhận muốn làm sáng rõ và sâu sắc hơn mỗi quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy [1] [2] [31]. Những nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận vì thế, tập trung khám phá các quá trình tinh thần của con người, đặc biệt là quá trình hình thành và phát triển tri thức và cao hơn là trí tuệ trong não người bằng những phương tiện, công cụ ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Ngôn Số 6 (224)-2014 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG ngữ học tri nhận định hướng nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm nhận của con người về thế giới khách quan và cách thức mà con người tri giác và ý niệm hoá các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đó [21] [25]. Từ quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận, ngôn ngữ phải được tiếp cận như một khả năng, một cơ chế, một quá trình tri nhận hay giống như những dạng thức tương tự khác trong bộ máy và hoạt động tri nhận của con người như chú ý, tri giác, học tập, kí ức và tư duy [26]. Ngôn ngữ học tri nhận quan niệm cấu trúc ngôn ngữ có chức năng chuyển tải nghĩa và vì thế những sự đối sánh (mappings) giữa nghĩa và cấu trúc, đặc biệt là cấu trúc ngữ nghĩa (semantic structures) phải là chủ thể quan trọng của nghiên cứu ngôn ngữ. Ngôn ngữ học tri nhận chia ra làm hai nhánh chính: ngữ nghĩa học tri nhận (cognitive semantics) và ngữ pháp tri nhận (cognitive grammar), trong đó ngữ nghĩa học tri nhận đặc biệt quan tâm đến cơ chế tiếp thụ ngôn ngữ của não người, xem quá trình học một ngôn ngữ là quá trình tiếp thụ ngữ nghĩa của ngôn ngữ đó. Xuất phát từ đề dẫn của Lakoff và Johnson (1980), ngữ nghĩa học tri nhận dựa trên giả thuyết rằng từ vựng dựa trên cơ sở các phạm trù ý niệm, tức là một từ luôn đại diện cho một phạm trù ngữ nghĩa riêng biệt. Ngữ pháp tri nhận quan tâm đến việc thiết lập các mô hình về quy tắc ngữ pháp có thể sử dụng để hiểu thấu đáo hơn từ vựng và ngôn ngữ như một tổng thể. Ngữ pháp tri nhận vận hành dựa trên các nguyên lí về nghĩa gắn liền với ngữ nghĩa. 2. Hàm ý c a ngôn ngữ học tri nhận đối với giảng dạy ngoại ngữ 2.1. Những hàm ý mới mẻ về ứng dụng lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận vào giảng dạy ngoại ngữ bắt đầu được giới t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhìn lại một thập niên nghiên cứu áp dụng ngôn ngữ học tri nhận vào giảng dạy ngoại ngữ 16 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 6 (224)-2014 NHÌN L I MỘT THẬP NIÊN NGHIÊN C U ÁP DỤNG NGÔN NGỮ H C TRI NHẬN VÀO GIẢNG D Y NGO I NGỮ A DECADE OF RESEACH ON THE APPLICATION OF COGNITIVE LINGUISTICS TO FOREIGN LANGUAGE TEACHING PH M THỊ HỒNG NHUNG (TS; Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế) Abstract: Since its birth in the 70s, cognitive linguistics has greatly contributed to a comprehensive understanding of the connection between language and mind, of how language is learnt, especially of how human beings extract language knowledge from language use. Research on the application of cognitive linguistics to foreign language teaching for the last 10 years has provided valuable implications for language teachers. Key words: cognitive linguistics; foreign language teaching. 1. Tri nhận và ngôn ngữ học tri nhận 1.1. “Tri nhận” (cognition) vốn là khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận. Theo Trần Văn Cơ (2007), thuật ngữ tri nhận kết hợp nghĩa của hai từ Latinh: cognitio là nhận thức và cogitatio là tư duy, suy nghĩ. Tri nhận là một quá trình nhận thức, là tổng thể những quá trình tâm lí (tinh thần, tư duy), tri giác, phạm trù hoá, tư duy, lời nói… phục vụ cho việc xử lí và chế biến thông tin; là quá trình những dữ liệu cảm tính được сải biến khi truyền vào trong não người dưới dạng các biểu tượng tinh thần (mental representation) như hình ảnh, mệnh đề, khung cảnh để có thể lưu lại trong trí nhớ con người. Đây cũng chính là quá trình con người nhận thức và đánh giá bản thân mình trong thế giới xung quanh, xây dựng bức tranh thế giới đặc biệt, thiết tạo cơ sở cho hành vi của con người [2] [25] [31]. Tuy khái niệm “tri nhận” cũng như “nhận thức” trong tiếng Anh đều gắn liền với thuật ngữ “cognition” nhưng khi chuyển nghĩa sang tiếng Việt cần phải phân biệt rõ quá trình, hoạt động “nhận thức” với quá trình, hoạt động “tri nhận”. Xuất phát từ quan điểm của tâm lí học hiện đại, “nhận thức” có hai mức độ: phản ánh những thuộc tính bề ngoài, tức là nhận thức cảm tính thông qua cảm giác, tri giác (ví dụ: màu sắc, kích thước, cảm giác) và những thuộc tính bên trong, tức là nhận thức lí tính thông qua tư duy và tưởng tượng (ví dụ: biểu tượng, khái niệm) còn “tri nhận” là quá trình thu nhận, lưu giữ và xử lí thông tin, chế biến thông tin đã được lưu giữ thành tri thức [26]. Tri nhận gắn liền với tri thức và tư duy vốn được thể hiện bằng ngôn ngữ (do ngôn ngữ vốn được xem là công cụ của tư duy) nên tri nhận luận gắn liền với ngôn ngữ học. 1.2. Ngôn ngữ học tri nhận ra đời vào cuối những năm 70 từ công trình của một số nhà nghiên cứu quan tâm đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và trí tuệ, tiêu biểu là Lakoff với cuốn Metaphors we live by (Ẩn dụ chúng ta đang sống) ông viết chung với Johnson. Là một trường phái khá mới của ngôn ngữ học hiện đại, ngôn ngữ học tri nhận muốn làm sáng rõ và sâu sắc hơn mỗi quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy [1] [2] [31]. Những nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận vì thế, tập trung khám phá các quá trình tinh thần của con người, đặc biệt là quá trình hình thành và phát triển tri thức và cao hơn là trí tuệ trong não người bằng những phương tiện, công cụ ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Ngôn Số 6 (224)-2014 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG ngữ học tri nhận định hướng nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm nhận của con người về thế giới khách quan và cách thức mà con người tri giác và ý niệm hoá các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đó [21] [25]. Từ quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận, ngôn ngữ phải được tiếp cận như một khả năng, một cơ chế, một quá trình tri nhận hay giống như những dạng thức tương tự khác trong bộ máy và hoạt động tri nhận của con người như chú ý, tri giác, học tập, kí ức và tư duy [26]. Ngôn ngữ học tri nhận quan niệm cấu trúc ngôn ngữ có chức năng chuyển tải nghĩa và vì thế những sự đối sánh (mappings) giữa nghĩa và cấu trúc, đặc biệt là cấu trúc ngữ nghĩa (semantic structures) phải là chủ thể quan trọng của nghiên cứu ngôn ngữ. Ngôn ngữ học tri nhận chia ra làm hai nhánh chính: ngữ nghĩa học tri nhận (cognitive semantics) và ngữ pháp tri nhận (cognitive grammar), trong đó ngữ nghĩa học tri nhận đặc biệt quan tâm đến cơ chế tiếp thụ ngôn ngữ của não người, xem quá trình học một ngôn ngữ là quá trình tiếp thụ ngữ nghĩa của ngôn ngữ đó. Xuất phát từ đề dẫn của Lakoff và Johnson (1980), ngữ nghĩa học tri nhận dựa trên giả thuyết rằng từ vựng dựa trên cơ sở các phạm trù ý niệm, tức là một từ luôn đại diện cho một phạm trù ngữ nghĩa riêng biệt. Ngữ pháp tri nhận quan tâm đến việc thiết lập các mô hình về quy tắc ngữ pháp có thể sử dụng để hiểu thấu đáo hơn từ vựng và ngôn ngữ như một tổng thể. Ngữ pháp tri nhận vận hành dựa trên các nguyên lí về nghĩa gắn liền với ngữ nghĩa. 2. Hàm ý c a ngôn ngữ học tri nhận đối với giảng dạy ngoại ngữ 2.1. Những hàm ý mới mẻ về ứng dụng lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận vào giảng dạy ngoại ngữ bắt đầu được giới t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Ngôn ngữ học tri nhận Giảng dạy ngoại ngữ Công cụ ngôn ngữ Quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duyGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 300 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 214 0 0
-
8 trang 209 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 209 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
6 trang 205 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 203 0 0 -
9 trang 167 0 0
-
19 trang 166 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
201 trang 166 0 0 -
8 trang 164 0 0
-
Quan niệm về tự do của con người trong triết lý giáo dục của chủ nghĩa hiện sinh
11 trang 156 0 0 -
8 trang 152 0 0
-
15 trang 148 0 0
-
15 trang 135 0 0
-
11 trang 131 0 0
-
Tái cơ cấu kinh tế - lý luận và thực tiễn
8 trang 131 0 0 -
8 trang 125 0 0