Danh mục

Dạy học tích hợp chủ đề năng lượng gió và sử dụng năng lượng gió nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học cơ sở

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 331.46 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết mô tả quá trình xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Năng lượng gió và sử dụng năng lượng gió” có thể phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Kết quả thực nghiệm cho thấy việc tổ chức dạy học chủ đề tích hợp là khả thi và góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học tích hợp chủ đề năng lượng gió và sử dụng năng lượng gió nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học cơ sở JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 100-107 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0164 DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ “NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Mai Hùng Khoa Sư phạm Trung học, Trường Đại học Hạ Long Tóm tắt. Bài báo mô tả quá trình xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Năng lượng gió và sử dụng năng lượng gió” có thể phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Kết quả thực nghiệm cho thấy việc tổ chức dạy học chủ đề tích hợp là khả thi và góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh. Từ khóa: Dạy học tích hợp, năng lượng gió, chủ đề, năng lực, giải quyết vấn đề. 1. Mở đầu Hiện nay các cơ sở giáo dục ở các tỉnh trong cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục – Đào tạo tháng 7 năm 2015, hệ thống các môn học ở trường phổ thông được thiết kế theo định hướng bảo đảm cân đối nội dung các lĩnh vực giáo dục, phù hợp với từng cấp học, lớp học; thống nhất giữa các lớp học trước với các lớp học sau; tích hợp mạnh ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; tương thích với các môn học của nhiều nước trên thế giới. Tên của từng môn học được gọi dựa theo các môn học trong chương trình hiện hành, có điều chỉnh để phản ánh tốt nhất nội dung, tính chất, ý nghĩa giáo dục của môn học trong từng cấp học, do đó tên một môn học có thể thay đổi ở từng cấp học. Chẳng hạn trong lĩnh vực giáo dục khoa học (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) chỉ có 1 môn học Cuộc sống quanh ta (các lớp 1,2,3); tách thành 2 môn học Tìm hiểu Xã hội và Tìm hiểu Tự nhiên (các lớp 4, 5); tương ứng với 2 môn học Khoa học Xã hội và Khoa học Tự nhiên (trung học cơ sở) [1]. Để tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới, trong thời gian qua một số giáo viên ở các trường phổ thông đã thí điểm áp dụng dạy học tích hợp (DHTH) với các chủ đề tự xây dựng nhằm phát triển một số năng lực của học sinh [2]. Khi tổ chức dạy học một chủ đề tích hợp có thể hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh. Trong bài báo này chúng tôi muốn trao đổi về DHTH nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Ngày nhận bài: 15/6/2016. Ngày nhận đăng: 18/9/216. Liên hệ: Nguyễn Mai Hùng, e-mail: nguyenmaihung@daihochalong.edu.vn 100 Dạy học tích hợp chủ đề “Năng lượng gió và sử dụng năng lượng gió” nhằm phát triển... 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Dạy học tích hợp và tình hình dạy học tích hợp ở Việt Nam hiện nay Có nhiều quan điểm về DHTH đã được đưa ra trong các nghiên cứu gần đây, trong bài báo chúng tôi sử dụng quan điểm như sau: Dạy học tích hợp là định hướng dạy học để học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề [3]. Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập trong nhà trường phải được gắn với các tình huống của cuộc sống mà sau này học sinh có thể đối mặt vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với học sinh. Các tình huống gắn với cuộc sống kích thích học sinh huy động các kiến thức đã có từ các môn học, tìm kiếm thêm thông tin để giải thích vấn đề, có thể làm thí nghiệm hoặc xây dựng mô hình để giải quyết vấn đề đặt ra. Thông qua các hoạt động học tập của chủ đề tích hợp học sinh có điều kiện hình thành và phát triển những phương pháp, kĩ năng như phân tích, tổng hợp thông tin, đề xuất các giải pháp, đánh giá giải pháp... từ đó hình thành và phát triển năng lực của học sinh. DHTH không nặng về đánh giá kiến thức học sinh lĩnh hội được mà quan tâm đến việc học sinh có năng lực sử dụng kiến thức trong các tình huống cần giải quyết nhất là những tình huống thực trong cuộc sống [3]. Ở Việt Nam hiện nay quan điểm dạy học tích hợp theo chủ đề đã được áp dụng ở cấp học mầm non và một số môn học ở cấp tiểu học. Ở cấp THCS và THPT việc áp dụng DHTH diễn ra chủ yếu là lồng ghép nội dung cần tích hợp vào các bài học. Gần đây đã có một số giáo viên tự tìm hiểu kiến thức của các môn học khác có thể tích hợp được với môn của mình để xây dựng chủ đề DHTH, tổ chức dạy theo chủ đề nhằm mục tiêu phát triển năng lực của học sinh [2]. 2.2. Dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: