Dạy học tích hợp môn Ngữ văn đáp ứng mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh phổ thông
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học tích hợp môn Ngữ văn đáp ứng mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh phổ thôngVJETạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 30-34DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN NGỮ VĂN ĐÁP ỨNG MỤC TIÊUPHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH PHỔ THÔNGPhạm Thanh Hùng - Trường Đại học An GiangNgày nhận bài: 12/06/2018; ngày sửa chữa: 15/06/2018; ngày duyệt đăng: 27/07/2018.Abstract: Integrated teaching and diferential teaching is one of the core issues in pedagogy whichis emphasized and clarified in General Education Program (July 2017) as well as the renovatedDraft Curriculum for general education in Literature (January, 2018). The article presents anoverview on integrated teaching and how to apply integrated teaching in literature to develop thedignity and capacity of students (at secondary schools and high schools).Keywords: integration, internal intergration, multi-subject integration, inter-subject integration,cross-subject integration, Draft Curriculum for General education in Literature.1. Mở đầuDạy học tích hợp là xu hướng chung của giáo dục phổthông các nước trên thế giới. Thông qua dạy học tích hợp,giáo viên hình thành cho học sinh những kiến thức, kĩnăng mới, phát triển những năng lực cần thiết, nhất lànăng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộcsống. Trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thôngmôn Ngữ văn trung học cơ sở (THCS) và trung học phổthông (THPT) đổi mới lần này (tháng 01/2018), khi đềcập phương pháp giáo dục, vấn đề dạy học tích hợp vàphân hóa đã được nhấn mạnh và làm rõ hơn so với cáclần cải cách giáo dục trước đây.Bài viết phân tích những nội dung liên quan đến dạyhọc tích hợp và dạy học tích hợp môn Ngữ văn nhằm đápứng mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất cho họcsinh phổ thông.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Một số khái niệm2.1.1. Tích hợpTích hợp (tiếng Anh: Integration; tiếng Pháp:Intégration) là một khái niệm rộng, không chỉ dùng tronglí luận dạy học. Theo định nghĩa của UNESCO, tích hợplà “Một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoahọc cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởngkhoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khácgiữa các lĩnh vực khoa học khác nhau” [1; tr 7]. Như vậy,tích hợp có nghĩa là sự xác lập cái chung, cái toàn thể, cáithống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Trong giáodục, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ,có hệ thống, ở những mức độ khác nhau các kiến thức,kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phầncủa bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơsở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến30trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó.Tích hợp là một trong những quan điểm dạy học nhằmnâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo nhữngngười có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết cácvấn đề trong học tập và trong cuộc sống hiện đại.2.1.2. Dạy học tích hợpDạy học tích hợp (Integrated teaching) là một quanniệm giáo dục toàn diện con người xuất hiện từ thời kìKhai sáng (thế kỉ XVIII) nhằm chống lại hiện tượng pháttriển thiếu hài hòa, cân đối. Dạy học tích hợp là địnhhướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫnhọc sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộcnhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụhọc tập, đời sống; từ đó hình thành những kiến thức, kĩnăng mới, phát triển những năng lực cần thiết, nhất lànăng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong cuộcsống. Dạy học tích hợp cũng có nghĩa là đưa những nộidung giáo dục có liên quan thuộc những môn học, lĩnhvực khác nhau vào quá trình dạy học các môn học như:tích hợp văn học với lịch sử, địa lí, văn hóa, xã hội, đạođức, lối sống; tích hợp giáo dục công dân với giáo dụcpháp luật, chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo, antoàn giao thông; tích hợp vật lí, hoá học, sinh học với giáodục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệmôi trường bền vững, chống biến đổi khí hậu, chăm sócvà bảo vệ sức khỏe…Nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Hoa kì, Anh,Thụy Sĩ, Australia, Hàn Quốc, New Zealand, Nhật Bản,Singapore,… đã thực hiện quan điểm tích hợp một cáchhiệu quả trong dạy học. Theo giáo sư (GS) Đinh QuangBáo, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triểnnhân lực, trong một nghiên cứu mới đây của Viện Khoahọc giáo dục Việt Nam về chương trình giáo dục phổthông 20 nước đã cho thấy 100% các nước đều xây dựngEmail: pthung@agu.edu.vnVJETạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 30-34chương trình theo hướng tích hợp. GS Nguyễn MinhThuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thôngmới, cho rằng: “Dạy học tích hợp là xu thế chung củachương trình giáo dục phổ thông các nước. Tuy nhiên, cónhiều mức độ tích hợp khác nhau. Các môn Khoa học tựnhiên, Lịch sử và Địa lí trong chương trình giáo dục phổthông của Việt Nam mới tích hợp ở mức độ thấp, tức làtích hợp liên môn, chứ chưa phải là tích hợp ở mức độcao như nhiều nước trên thế giới” [2]. Tuy vậy, đến nay, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dạy học tích hợp môn Ngữ văn Phát triển phẩm chất cho học sinh Dạy học tích hợp nội môn Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn Dạy học tích hợp đa mônTài liệu cùng danh mục:
-
3 trang 857 14 0
-
104 trang 658 9 0
-
67 trang 485 7 0
-
Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ: Phần 1 - Nguyễn Thiện Giáp
106 trang 475 0 0 -
Giáo trình Văn bản Hán Nôm: Phần 1 - TS. Trịnh Ngọc Ánh (Chủ biên)
96 trang 442 6 0 -
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 424 13 0 -
Văn học Châu Mỹ tuyển chọn (Tập I): Phần 1
342 trang 384 10 0 -
So sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán
9 trang 379 3 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 1
366 trang 360 1 0 -
Tìm hiểu về thi pháp thơ Đường: Phần 1
233 trang 356 2 0
Tài liệu mới:
-
Bài giảng Khai phá dữ liệu - Chương 3: Khai phá luật kết hợp
70 trang 0 0 0 -
Bài giảng Khai phá dữ liệu - Chương 5: Phân lớp dữ liệu
34 trang 0 0 0 -
Bài giảng Khai phá dữ liệu - Chương 4: Phân cụm dữ liệu
47 trang 0 0 0 -
Bài giảng Khai phá dữ liệu - Chương 1: Khái quát về khai phá dữ liệu
41 trang 0 0 0 -
Bài giảng Khai phá dữ liệu: Chương 3 - Phan Mạnh Thường
39 trang 0 0 0 -
Bài giảng Mạng máy tính: Chương 8 - CĐ CNTT Hữu nghị Việt Hàn
56 trang 0 0 0 -
39 trang 0 0 0
-
15 trang 1 0 0
-
Luận văn: KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CAO LỘC TỈNH LẠNG SƠN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 2009)
133 trang 0 0 0 -
22 trang 0 0 0