Danh mục

Dạy học văn học Anh - Mỹ cho sinh viên chuyên ngữ trường Đại học Hồng Đức trên Wikispaces classroom theo hình thức dạy học kết hợp (Blended learning)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 262.84 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này trình bày kết quả thực nghiệm hình thức dạy học Blended Learning thông qua Wikispaces Classroom đối với 57 sinh viên chuyên ngữ trường Đại học Hồng Đức trong học phần Văn học Anh - Mỹ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học văn học Anh - Mỹ cho sinh viên chuyên ngữ trường Đại học Hồng Đức trên Wikispaces classroom theo hình thức dạy học kết hợp (Blended learning) TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 DẠY HỌC VĂN HỌC ANH - MỸ CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC TRÊN WIKISPACES CLASSROOM THEO HÌNH THỨC DẠY HỌC KẾT HỢP (BLENDED LEARNING) Vũ Thị Loan1 TÓM TẮT Blended Learning là một khái niệm mới trong giáo dục, dùng để chỉ một hình thứcdạy học trong đó người học được học ít nhất một phần nội dung bằng hình thức trực tuyếnvới sự hỗ trợ của công nghệ. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng Blended Learning sẽ làhình thức dạy học phù hợp nhất trong thời kỳ bùng nổ thông tin và công nghệ số ngày nay.Bài báo này trình bày kết quả thực nghiệm hình thức dạy học Blended Learning thông quaWikispaces Classroom đối với 57 sinh viên chuyên ngữ trường Đại học Hồng Đức tronghọc phần Văn học Anh - Mỹ. Kết quả thực nghiệm cho thấy sinh viên đánh giá cao hiệuquả của hình thức dạy học Blended Learning thông qua Wikispaces Classroom, kết quảhọc tập của sinh viên được cải thiện đáng kể, sinh viên tự chủ hơn trong quá trình học,tích cực hơn trong quá trình làm việc nhóm, và hứng thú hơn với môn học. Ngoài ra, cáctiện ích trên Wikisapces Classroom cũng giúp giảng viên đánh giá sinh viên khách quanhơn, công bằng hơn. Từ khóa: Blended learning, dạy học ngoại ngữ, wikispaces classroom, sự tự chủcủa người học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời kỳ bùng nổ thông tin và công nghệ số ngày nay, việc ứng dụng tối đacông nghệ và thiết bị hiện đại phục vụ cho mọi lĩnh vực của cuộc sống là điều tất yếu. Lĩnhvực giáo dục cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của công nghệ thông tin - truyềnthông và công nghệ số. Việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông và công nghệ kỹthuật số trong giáo dục đã tạo ra các hình thức dạy học mới. Theo truyền thống, việc dạyhọc được thực hiện trong một không gian cụ thể, ở đó người học và người dạy tương táctrực tiếp với nhau. Hình thức dạy học truyền thống hạn chế người học trong một khônggian, môi trường cụ thể và phải tuân thủ theo thời gian biểu, lịch trình và tiến độ học tậpnhất định. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong giáo dục, việc dạyhọc có thể được thực hiện trong một không gian mở, cho phép người học có thể học ở bấtkỳ đâu, vào bất kỳ thời điểm nào phù hợp, đó là hình thức học trực tuyến hoặc học từ xathông qua mạng Internet hoặc các phương tiện truyền thông. Mặc dù có ưu điểm là linhhoạt, tiết kiệm chi phí, hình thức dạy học này cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: Cung cấp1 Giảng viên khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức 85 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016cho người học quá nhiều thông tin phải tự xử lý (Waddoups & Howell, 2002), đòi hỏi tínhkỷ luật, tự chủ rất cao ở người học. Ngoài ra, với hình thức dạy học này, người học phảihọc trong môi trường tách biệt, thiếu tương tác trực tiếp giữa người học với người học,giữa người học với người dạy - hoạt động quan trọng giúp tạo dựng và duy trì các mốiquan hệ xã hội. Từ cuối thế kỷ 20, đặc biệt từ khi bước sang thế kỷ 21, khái niệm BlendedLearning đã được sử dụng trong giáo dục. Khái niệm này dùng để chỉ một hình thức giáodục trong đó người học được học ít nhất một phần nội dung và được giảng dạy một phầnthông qua các phương tiện kỹ thuật số và trực tuyến trên Internet, giúp cho người học tựchủ hơn về thời gian, địa điểm, tiến trình và tốc độ học của mình. Với hình thức học tậpnày, người học vẫn được quản lý, gắn kết trong một không gian, một cộng đồng nhất địnhnhưng phù hợp hơn với khả năng, sở trường của từng người học, đặc biệt có thể phát huyđược sự tự chủ, khả năng học tập tối đa của người học, từ đó giúp nâng cao kết quả học tậpcủa người học nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về dạy học kết hợp 2.1.1. Khái niệm về Blended Learning Blended Learning là một khái niệm mới trong giáo dục hiện vẫn chưa có sự thống nhấttrong việc giải nghĩa chính xác thuật ngữ, đưa ra định nghĩa và xác định nội hàm của thuậtngữ (Driscool, 2002; Graham, Allen, & Ure, 2003). Tuy nhiên, cách định nghĩa thôngthường nhất về Blended Learning là chỉ hình thức dạy học có kết hợp giữa hình thức dạy họctrực diện (face-to-face) theo kiểu truyền thống và dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ(technology-mediated) (Graham, 2005; Graham et al., 2003). Cách định nghĩa này nêu bật vaitrò của việc kết hợp mang tính quá trình giữa hai môi trường dạy học cơ bản là dạy học trựcdiện truyền thống và dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ như mô phỏng trong hình vẽ sau: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: