Danh mục

Dạy học văn học dân gian Việt Nam trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 341.46 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Dạy học văn học dân gian Việt Nam trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" phân tích một vài kinh nghiệm cũng như đề xuất về mặt phương pháp mang tính chiến lược trong việc dạy học theo phương châm tích hợp và khai thác tiềm năng ứng dụng xã hội của văn học dân gian Việt Nam nhằm đáp ứng định hướng phát triển toàn diện năng lực và mục tiêu hướng nghiệp cho người học trong bối cảnh toàn cầu hóa và công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống giáo dục quốc gia. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học văn học dân gian Việt Nam trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TS. Nguyễn Hữu Nghĩa12 TÓM TẮT Giáo dục văn hoá, nghệ thuật dân tộc luôn hiện hữu như một mệnh đề cốt lõi songsong với vấn đề hội nhập quốc tế. Trong tổng thể văn hoá, nghệ thuật dân tộc nói chung, vănhọc dân gian là nền tảng, ngọn nguồn sức mạnh nội sinh tạo nên cốt cách và bản lĩnh dân tộc.Tuy nhiên, hiện nay, bên cạnh các cơ hội, xu thế phát triển xã hội luôn đặt ra những tháchthức hơn bao giờ hết đối với công tác giáo dục văn hoá truyền thống trong nhà trường. Bàiviết này phân tích một vài kinh nghiệm cũng như đề xuất về mặt phương pháp mang tính chiếnlược trong việc dạy học theo phương châm tích hợp và khai thác tiềm năng ứng dụng xã hộicủa văn học dân gian Việt Nam nhằm đáp ứng định hướng phát triển toàn diện năng lực vàmục tiêu hướng nghiệp cho người học trong bối cảnh toàn cầu hoá và công cuộc đổi mới cănbản, toàn diện hệ thống giáo dục quốc gia. TỪ KHOÁ: văn hoá, nghệ thuật dân tộc, văn học dân gian Việt Nam, phương châmtích hợp, năng lực, hướng nghiệp TEACHING VIETNAMESE FOLKLORE IN THE CONTEXT OF FUNDAMENTAL INNOVATION, COMPREHENSIVE EDUCATION AND TRAINING ABSTRACT: Cultural and ethnic arts education persist as a core proposition in parallel with theissue of international integration. Within the broader cultural context, folklore serves as thefoundation, constituting an intrinsic source of strength that shapes the character and ethos ofthe nation. However, contemporary times, alongside opportunities, present unprecedentedchallenges to the traditional cultural education endeavors within educational institutions.This article undertakes an analysis of several experiences and proposes methodologicalstrategies in teaching, guided by the principles of integration and exploitation of the socialapplication potential of Vietnamese folklore. It aims to orient the development of learnerscapacities and career goals amidst the backdrop of globalization and the fundamentaloverhaul of the comprehensive national education system. KEYWORDS: cultural and ethnic arts education, Vietnamese folklore, the principlesof integration, capacities, career goals12 . Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 75 I. DẪN NHẬP Ngày 04 tháng 11 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành “Nghịquyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) vềđổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đạihóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.Mục tiêu giáo dục theo tinh thần đổi mới là: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngườihọc, chú trọng cả dạy chữ, dạy người, dạy nghề nhằm tạo ra những con người có phẩm chất,năng lực cần thiết như trung thực, nhân văn, tự do sáng tạo, có hoài bão và lí tưởng phục vụTổ quốc, cộng đồng; đồng thời phải phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗicá nhân, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước và làm chủ xã hội, có hiểu biết và kĩ năng cơbản để sống tốt và làm việc hiệu quả. Như một qui luật, công tác đổi mới hệ thống giáo dục quốc gia luôn lấy định hướng giáo dụccác giá trị truyền thống làm xương sống nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Có thểthấy được tính nhất quán của triết lí giáo dục Việt Nam qua các giai đoạn phát triển và đổi mới đềuchú trọng và ưu tiên đặc biệt cho công tác giáo dục văn hoá, nghệ thuật truyền thống như là mộtcách phát huy nguồn lực bên trong, kiên định mục tiêu giáo dục theo định hướng phát triển kinh tế-chính trị của quốc gia. Tuy nhiên, xu hướng số hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đang đặt ra những thách thứclớn hơn bao giờ hết đối với công tác giáo dục văn hoá truyền thống trong nhà trường. Vấn đề chínhyếu không nằm ở bản thân sức sống của văn hoá truyền thống mà là phương thức tiếp cận văn hoátruyên thống trong hoạt động giáo dục học đường. Văn hoá truyền thống vẫn luôn tồn tại, được xãhội nâng niu, gạn lọc để góp mặt vào các lĩnh vực của đời sống. Trong khu vực nghệ thuật ngôn từtruyền miệng, có những giá trị ổn định, với tư cách là những hằng số văn hoá dân tộc vẫn được bảolưu trọn vẹn từ hình thức đến nội dung, các thành tố khác được biến đổi cho phù hợp với nhịp sốngmới. Bằng cách này hay cách khác, văn học dân gian đã và đang khẳng định sức sống mãnh liệt vàgiá trị ưu việt của nó qua cách thức diễn xướng và ứng dụng của nhân dân. Điều đó khẳng định giátrị thực tiễn và khả năng thích ứng của bộ phận sáng tác nghệ thuật truyền thống này thực sự sâusắc và mãnh liệt. Vấn đề đặt ra là cần phải có phương pháp tiếp cận tương thích với bản chất củađối tượng và đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá và đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo. II. NỘI DUNG 2.1. Tổ chức hoạt động dạy học văn học dân gian theo phương châm tích hợp Dạy học tích hợp là “hoạt động tổ chức hướng dẫn cách thức huy động, tổng hợp kiếnthức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ họctập, qua đó giúp người học hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển được nhữngnăng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.”[4] Phương pháp này đã được UNESCO đưa ra bàn bạc và nhấn mạnh phạm vi áp dụng ở cấptiểu học và trung học cơ sở từ những thập niên 70 của thế kỉ XX. Ở Việt Nam, khái niệm dạyhọc tích hợp đã được đề cập từ 2003 trong các văn bản chỉ đạo định hướng phát triển giáo dụcnghề nghiệp. Trên thực tế, việc tổ chức dạy học theo phương châm tích hợp đã mang lại những kết ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: