Danh mục

Dạy nghề Việt Nam năm 2012: Phần 1

Số trang: 92      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.59 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (92 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ebook Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2012 phần 1 với các nội dung chính sách dạy nghề, thị trường lao động liên quan đến dạy nghề, dạy nghề, giáo viên và cán bộ quản lý tuyển sinh và tốt nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo ebook để nắm chi tiết nội dung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy nghề Việt Nam năm 2012: Phần 1 LỜI NÓI ĐẦU Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra Chiến lược Phát triển Kinhtế Xã hội Việt Nam thời kỳ 2011-2020, theo đó, đến năm 2020 Việt Nam về cơ bản trởthành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thực hiện mục tiêu này, một trong bagiải pháp có tính đột phá là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực hiện Nghị Quyếtcủa Đại hội Đảng XI, Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 8 (khóa XI) đã Ban hành Nghịquyết về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐHvà Hội nhập quốc tế”. Nghị Quyết một mặt khẳng định tính đúng đắn về quan điểm xuyênsuốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam là “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”,đồng thời nhấn mạnh “đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển, được ưu tiênđi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH”. Nghị quyết cũng đã chỉ rõ,đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từquan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung phương pháp, cơ chế, chính sách,điều kiện đảm bảo thực hiện. Đào tạo nghề là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốcdân ở Việt Nam, do vậy, hệ thống dạy nghề Việt Nam cũng phải đổi mới căn bản và toàndiện. Tuy nhiên, dạy nghề có những nét đặc thù như dạy nghề gắn với doanh nghiệp, dạynghề cho lao động nông thôn… Vì vậy, đổi mới dạy nghề cần có những cách tiếp cận vànhững giải pháp phù hợp. “Báo cáo Dạy nghề Việt Nam 2011” xuất bản năm 2012 đã được các nhà hoạch địnhchính sách, các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá cao và cũngđã có những góp ý rất sâu sắc. Đặc biệt, “Báo cáo Dạy nghề Việt nam 2011” là tài liệuchính thức tại Hội nghị Khu vực về đào tạo nghề tháng 10 năm 2012 tại Hà nội, Việt Namdo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (MOLISA) và Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triểnLiên bang Đức (BMZ) đồng tổ chức. Báo cáo cũng được phát hành rộng rãi tại Hội thi Taynghề Thế giới tháng 7 năm 2013 tại Leipzig, CHLB Đức và được bạn bè quốc tế đánh giácao. Trên cơ sở thành công của “Báo cáo Dạy nghề Việt Nam 2011”, với mục tiêu tiếp tụccung cấp thông tin một cách có hệ thống cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quảnlý, các CSDN, các doanh nghiệp và người lao động về dạy nghề của Việt Nam, cũng nhưcác tổ chức quốc tế có quan tâm và/hoặc đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề của Việt Nam; đượcsự đồng ý của Lãnh đạo Tổng cục Dạy nghề, Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề đã tổchức xây dựng “Báo cáo Dạy nghề Việt Nam 2012”. Trên cơ sở những tư tưởng, cách tiếpcận của Nghị quyết TW 8 nêu trên, Báo cáo không chỉ đưa ra “bức tranh” tổng thể về dạynghề ở Việt Nam hiện nay (cập nhật đến thời điểm tháng 12/2012), những ưu điểm, nhữngtồn tại và hạn chế chính của hệ thống dạy nghề mà còn nêu lên những xu hướng, nhữngnhận định; qua đó đề xuất các khuyến nghị để hoàn thiện chính sách nhằm nâng cao chấtlượng và hiệu quả dạy nghề, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế.Tuy nhiên, do nguồn lực và thời gian có hạn, “Báo cáo Dạy nghề Việt Nam 2012” đượcxây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích các nguồn số liệu đã được các cơ quan có thẩmquyền công bố, như Tổng cục Thống kê, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội/Tổng cụcDay nghề và của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Cũng như trong “báo cáo 2011”, cónhững số liệu có thể sai khác giữa các cơ quan công bố do cách tiếp cận khác nhau, chúngtôi có chú giải rõ trong báo cáo. Hơn nữa, đến thời điểm công bố báo cáo (tháng 2 năm2014), một số số liệu và tình hình dạy nghề đã có thể khác, nhưng để đảm bảo tính thốngnhất thời điểm đánh giá (tính đến 31 tháng 12 năm 2012), nên chúng tôi không sử dụngtrong báo cáo này. Ngoài ra, báo cáo cũng sử dụng kết quả của một số khảo sát có liênquan và một số báo cáo chuyên đề của Tổng cục Dạy nghề. Do tiếp cận nguồn tài liệu kháphong phú nhưng từ nhiều nguồn khác nhau, nên có thể còn những chỗ chưa khớp nhau. Ngoài lời nói đầu, báo cáo gồm: Phần I: Một số phát hiện chính. Phần II: Các nội dung chính của hệ thống dạy nghề (gồm 10 cấu phần). Phần III: Khuyến nghị hàm ý chính sách. Danh mục tài liệu tham khảo. Phần Phụ lục. Quá trình xây dựng báo cáo có sự tham gia của các đại diện các vụ, đơn vị trong Tổngcục dạy nghề. Đồng thời, nhiều hội thảo, diễn đàn, tọa đàm khoa học đã được thực hiện.Báo cáo Dạy nghề Việt Nam 2012 được xây dựng trong khuôn khổ hợp tác quốc tế giữaViện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề, Viện Đào tạo và Dạy nghề Liên Bang Đức (BIBB)và Tổ chức GIZ, do vậy, báo cáo đã nhận được nhiều góp ý cả về ý tưởng, nội dung và kỹthuật trình bày của hai tổ chức này. Tuy nhiên, những nhân định, những đánh giá trongbáo cáo hoàn toàn mang tính khách quan khoa học, không nhất thiết phản ánh những quanđiểm chính thống của các cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề. Do những hạn chế đã nêu, Báo cáo Dạy nghề Việt Nam 2012 không tránh khỏi khiếmkhuyết. Ban soạn thảo rất mong nhận được ...

Tài liệu được xem nhiều: