Danh mục

Để bé cười rạng rỡ

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 100.53 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nếu mẹ ăn uống tốt, bổ sung lượng canxi trong thực phẩm cũng như gia tăng các sinh tố A, B1,C, D… thì tương lai trẻ có hàm răng với hình thể đẹp, chắc khỏe. Ngược lại nếu thiếu những chất trên sẽ làm men răng trẻ không trắng, cứng, bóng và chuyển sang màu nâu, đen, răng mọc không đúng vị trí, cũng như sẽ mang các bệnh về răng. Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 11 tuổi, không được dùng thuốc Tetracyline…, nếu không răng trẻ có màu đen, ngà, hoặc đen sậm. Cha mẹ nhớ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để bé cười rạng rỡ Để bé cười rạng rỡNếu mẹ ăn uống tốt, bổ sung lượng canxi trong thực phẩm cũng như gia tăng cácsinh tố A, B1,C, D… thì tương lai trẻ có hàm răng với hình thể đẹp, chắc khỏe.Ngược lại nếu thiếu những chất trên sẽ làm men răng trẻ không trắng, cứng, bóngvà chuyển sang màu nâu, đen, răng mọc không đúng vị trí, cũng như sẽ mang cácbệnh về răng. Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 11 tuổi, không được dùng thuốcTetracyline…, nếu không răng trẻ có màu đen, ngà, hoặc đen sậm.Cha mẹ nhớ làm sạch miệng trẻ ngay cả khi trẻ chưa mọc răng bằng cách dùng gạcđã khử trùng quấn quanh ngón tay nhúng vào nước ấm lau miệng cho trẻ, nhằmgiữ cho khoang miệng trẻ luôn sạch sẽ. Sau khi trẻ bú mẹ hoặc bú bình sữa, chotrẻ uống nước ấm, có tác dụng súc rửa miệng. Thường trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu mọcrăng, tới 6 tuổi thì răng sữa mọc hết. Còn răng vĩnh viễn thì khoảng 6 tuổi trở đibắt đầu mọc.Vị trí, tư thế răng hình thành từ lúc chiếc răng đầu tiên mọc lên. Do vậy các bà mẹgiữ ý thức “bảo quản” răng cho trẻ để trẻ có hàm răng sữa xịn, bởi dưới mỗi răngsữa có một mầm răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc. Thường đến năm 12 tuổi, răngvĩnh viễn mới mọc đủ. Vì lý do nào đó răng sữa chậm rụng hoặc mất quá sớmthì răng vĩnh viễn mọc chen chúc, mọc lệch, không đều nhau hoặc không mọc.Khi trẻ thay răng sữa tốt nhất nên đưa trẻ đến bác sĩ để xác định thời điểmnhổ.“Ở TP Cần Thơ, tỉ lệ sâu răng trẻ em luôn ở mức 95%”.Cha mẹ chú ý sửa những thói quen xấu ở trẻ em là ngậm mút ngón tay, ngậm númvú bình sữa, nhai đồ vật… Những thói quen này trong thời gian dài có thể gây dịhình cho răng, xương hàm. Tránh cho trẻ ăn vặt, đặc biệt trước khi đi ngủ khôngnên ăn những thức ăn có bột, đường rất dễ bị sâu răng.Quan trọng là khám răng định kỳ, phần lớn cha mẹ chỉ đưa trẻ đi khám khi răng bịđau nhức, hoặc khi răng đã có lỗ hổng mà không biết rằng quá trình sâu răng đãdiễn ra từ lâu rồi. Ở TP Cần Thơ, tỉ lệ sâu răng trẻ em luôn ở mức 95%. Nhiềungười lớn không biết đánh răng đúng cách nên không thể hướng dẫn đúng cho trẻ.Có em khi đến đây hai hàm răng lỗ chỗ sâu, nói rằng mình ngày nào cũng đánhrăng hai lần nhưng sao vẫn bị sâu.Hỏi ra mới biết cha mẹ chỉ con cầm bàn chải đánh sạt qua sạt lại và cứ nghĩ nhưthế vi khuẩn sẽ tan xác nhưng đâu biết chúng ung dung nấp kín vào phần cổ răng,kẽ răng, đánh như vậy “ngoài vùng phủ sóng”, chẳng nhằm nhò gì. Vì vậy các bậccha mẹ nên biết đánh răng đúng cách, đồng thời tập cho các em thói quen vệ sinh,chăm sóc răng miệng từ lúc nhỏ.Khi mang bầu đứa con thứ 2, bạn thường hay dò hỏi xem đứa con đầu có thích cóem bé không và đa phần chúng đều thích có em bé.Tuy nhiên, trong quá trình mang bầu, nếu bạn không chuẩn bị trước tinh thần cóem bé cho trẻ cũng rất dễ làm trẻ thay đổi tâm lý theo chiều hướng xấu đi. Bảnthân bạn cũng sẽ thêm phần căng thẳng mệt mỏi nếu phải “đối đầu” với sự thayđổi đó.Bạn hãy tích cực đọc những cuốn sách về trẻ sơ sinh ngay tại nhà để trẻ hiểu thêmvề em bé. Ngoài ra, bạn cũng nên nói với trẻ về em bé trong tương lai.- Bạn cũng nên dành thời gian đi thăm hỏi những người có con nhỏ. Mỗi lần đithăm những gia đình như thế, bạn sẽ biết thêm nhiều cách thức trong việc nuôi dạytrẻ. Không những thế, bạn hãy cho con bạn đi cùng để nó cũng thêm hiểu biết nhưbạn.- Khi bạn đi khám thai thường kỳ, bạn hãy cho trẻ đi cùng vì mỗi lần đi như vậytrẻ sẽ cùng bạn nghe bác sỹ nói về em bé, trẻ được nghe nhịp tim đập của em bé.Điều này sẽ tạo dựng mối liên hệ khăng khít giữa trẻ và em bé.

Tài liệu được xem nhiều: